| Hotline: 0983.970.780

Quyết tâm ‘hồi sinh’ vùng vải chín sớm Phương Nam

Thứ Hai 30/09/2024 , 07:59 (GMT+7)

Quảng Ninh Bão số 3 đã khiến gần 140ha vải chín sớm Phương Nam gãy đổ, nhiều cây không còn khả năng phục hồi, phải chặt bỏ, trồng mới.

Hơn 140ha vải chín sớm tại phường Phương Nam bị gãy đổ do bão số 3. Ảnh: Nguyễn Thành.

Hơn 140ha vải chín sớm tại phường Phương Nam bị gãy đổ do bão số 3. Ảnh: Nguyễn Thành.

Phường Phương Nam (TP Uông Bí, Quảng Ninh) được biết đến là vùng trồng vải lớn nhất tỉnh Quảng Ninh với diện tích hơn 400ha vải chín sớm. Từ cây vải, nhiều hộ dân trong vùng đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Quay trở lại vùng vải sau bão dữ, nhiều hộ dân trồng vải tại phường Phương Nam không khỏi hốt hoảng khi chứng kiến hàng loạt cây vải gãy đổ, xác xơ tiêu điều.

Hơn chục năm trồng vải, ông Nguyễn Xuân Hội hiện có hơn 5.000m2 vải, cơn bão vừa qua đã khiến 40% diện tích vải của nhà ông gãy đổ, trong đó nhiều cây khó có thể cứu sống được.

“Nhìn vườn cây nghiêng ngả, tôi hết sức đau lòng, thế nhưng nếu không nhanh tay khôi phục thì con số thiệt hại sẽ vô cùng lớn. Với những cây bị đổ, tôi cùng gia đình bồi thêm đất vào gốc và cắt tỉa toàn bộ cành”, ông Hội cho biết.

Đối với cây bị gãy đổ, ông Hội tiến hành cắt bỏ toàn bộ cành. Ảnh: Nguyễn Thành.

Đối với cây bị gãy đổ, ông Hội tiến hành cắt bỏ toàn bộ cành. Ảnh: Nguyễn Thành.

Không chỉ riêng gia đình ông Hội, các hộ dân trồng vải trên địa bàn phường Phương Nam đều khẩn trương thực hiện nhiều biện pháp để cứu cây. Chia sẻ với chúng tôi, nhiều hộ dân tâm sự “biết là mất mát lớn nhưng phải gạt nước mắt, nhanh chóng bắt tay vào khôi phục sản xuất”.

Theo đó, ngành nông nghiệp địa phương đã hướng dẫn các hộ trồng vải các biện pháp kỹ thuật phục hồi sinh trưởng cho cây vải sau bão. Với những cây bị bật gốc, người dân tuyệt đối không được dựng lại cây, bởi lẽ cây đang sống bằng phần rễ chưa bị tổn thương, nếu dựng lại sẽ khiến phần rễ này bị đứt khiến khả năng phục hồi kém đi, tỉ lệ cây bị chết cao hơn. Đồng thời cắt tỉa toàn bộ cành cây và bổ sung đất vào gốc, nuôi dưỡng rễ phát triển.

Với kinh nghiệm nhiều năm trồng vải, ông Nguyễn Xuân Hội cho biết: “Chúng tôi chỉ tập trung cứu những cây già, 7 - 10 năm tuổi. Cây gãy đổ sẽ để ở thế nằm nghiêng, có như vậy mới giúp bộ rễ ổn định và phát triển tốt. Đối với những cây non từ 1 - 3 năm tuổi, nếu bị gãy đổ thì nên trồng lại cây mới để đảm bảo năng suất và chất lượng cây sau này".

Ông Bùi Văn Trà (áo trắng), Chủ tịch Hội Nông dân phường Phương Nam hướng dẫn người dân cách khắc phục cây vải gãy đổ sau bão. Ảnh: Nguyễn Thành.

Ông Bùi Văn Trà (áo trắng), Chủ tịch Hội Nông dân phường Phương Nam hướng dẫn người dân cách khắc phục cây vải gãy đổ sau bão. Ảnh: Nguyễn Thành.

Gần khu vườn của ông Hội, vườn vải của ông Đinh Văn Thuận cũng chịu thiệt hại nặng nề sau cơn bão vừa qua. Ông Thuận vừa cắt tỉa lại những cành cây khô héo vừa tâm sự: “Cũng phải đến nửa vườn bị ảnh hưởng, cây cối cứ đổ nghiêng ngả. Những cây nào lá trút hết xuống thì còn cứu được chứ cây lá còn bám thì xác định là chết. Thiên tai không thể tránh được nên chúng tôi giờ chỉ biết cố gắng khắc phục, hi vọng vụ mùa tới số cây còn lại vẫn cho quả đạt năng suất”.

Những ngày sau bão, ông Bùi Văn Trà, Chủ tịch Hội Nông dân phường Phương Nam lúc nào cũng tật bật trong vườn vải để kịp thời hướng dẫn bà con nông dân cách chăm sóc và xử lý cây gãy đổ.

Ông Trà chia sẻ: “UBND phường Phương Nam đã có văn bản hướng dẫn về việc chăm sóc, khắc phục, sớm ổn định sản xuất. Đặc biệt đối với cây vải chín sớm, bên cạnh việc khắc phục cây gãy đổ, chúng tôi đang khuyến cáo bà con tập trung chăm sóc, bổ sung dưỡng chất để cây ra lộc, đảm bảo năng suất cho vụ tới”.

Theo hướng chỉ tay của ông Trà, những cây vải không bị ảnh hưởng nhiều do mưa bão đã ra những chồi non, hứa hẹn sẽ vẫn cho thu hoạch trong vụ tới. 

Xem thêm
Trang trại lợn nằm trong khu dân cư, xả thải ra môi trường

THANH HÓA Nước thải phân lợn được đẩy qua cống, xả thẳng ra ao tù chứa nằm ngay trong khu dân cư thôn Xuân Quan (xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

Chăn nuôi an toàn không dịch bệnh là 'chìa khóa' cho sinh kế bền vững

TUYÊN QUANG Chăn nuôi an toàn dịch bệnh không chỉ là giải pháp bảo vệ đàn vật nuôi mà còn là chìa khóa ổn định sản xuất, giữ vững sinh kế cho người dân ở Tuyên Quang.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Đồng Tháp tập huấn về AI cho cán bộ và người dân

Đồng Tháp tổ chức tập huấn AI nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Thủ phủ tôm giống công nghệ cao: [Bài 1] Chiếm hơn 30% sản lượng con giống cả nước

Ninh Thuận được mệnh danh là thủ phủ tôm giống của cả nước, bởi địa phương này có 460 cơ sở sản xuất và chiếm hơn 30% sản lượng tôm giống toàn quốc.

Thực hiện chiến lược lâm nghiệp bền vững từ hoạt động trồng cây

Bình Dương Từ phong trào trồng cây nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác, tỉnh Bình Dương đã đẩy mạnh thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn mới.