| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh có 470 cá nhân và 1 hợp tác xã được giao mặt biển

Thứ Bảy 18/01/2025 , 16:47 (GMT+7)

Tỉnh Quảng Ninh có 45.000ha khu vực biển được tích hợp quy hoạch nuôi trồng thủy sản, có 5/9 địa phương đã giao khu vực biển cho 470 cá nhân và 1 hợp tác xã.

Ông Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh (bên phải) trao quyết định giao mặt biển cho Hợp tác xã Thủy sản Trung Nam. Ảnh: Nguyễn Thành.

Ông Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh (bên phải) trao quyết định giao mặt biển cho Hợp tác xã Thủy sản Trung Nam. Ảnh: Nguyễn Thành.

Tỉnh Quảng Ninh có 45.000ha khu vực biển được tích hợp quy hoạch nuôi trồng thủy sản. Trong đó diện tích trong vùng 3 hải lý là gần 23.900ha, diện tích từ 3 đến 6 hải lý là 13.000ha và diện tích ngoài 6 hải lý là 8.240ha.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 5/9 địa phương gồm thị xã Quảng Yên, TP Cẩm Phả và 3 huyện ven biển gồm Vân Đồn, Hải Hà, Đầm Hà đã giao khu vực biển cho 470 cá nhân với tổng diện tích gần 300ha. Tạm bàn giao ranh giới khu vực biển để khôi phục sản xuất sau bão cho tổng số 1.208 cá nhân với diện tích gần 8.600ha.

Ngày 17/1 tại huyện Vân Đồn, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị triển khai một số nội dung trọng tâm công tác nuôi biển năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Tại hội nghị, Sở TN-MT Quảng Ninh công bố quyết định của UBND tỉnh về giao quyền sử dụng khu vực biển cho Hợp tác xã Thủy sản Trung Nam có quy mô 48ha tại 2 xã Bản Sen và Đông Xá (huyện Vân Đồn). Thời hạn sử dụng đến hết ngày 31/12/2050. Hình thức nộp tiền sử dụng khu vực biển hàng năm với mức 7,5 triệu đồng/ha/năm. Mục đích sử dụng khu vực biển để nuôi trồng thủy sản trên biển. Đây là hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đầu tiên được UBND tỉnh Quảng Ninh trao quyết định giao quyền sử dụng khu vực biển theo Nghị định 11/2021/NĐ-CP ngày 10/2/2021.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trao quà động viên các hộ nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Nguyễn Thành.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trao quà động viên các hộ nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Nguyễn Thành.

Tại hội nghị, các cá nhân, tổ chức đề nghị UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan và các địa phương ven biển xem xét rút gọn quy trình cấp phép, đánh giá tác động môi trường cũng như nâng diện tích giao các ô nuôi cá lồng bè cho các hộ dân.

Đề nghị tỉnh xem xét miễn giảm phí mặt nước cho các hộ dân trong 3 năm để khôi phục hoạt động sản xuất sau bão số 3. Ngoài ra, cần quy hoạch vùng nuôi để đảm bảo phát triển nuôi biển bền vững, lâu dài.

Ông Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu Sở NN-PTNT và Sở TN-MT tỉnh thống nhất ban hành tài liệu hướng dẫn chuẩn và các địa phương cần tập trung giải quyết, tạo chuyển biến căn bản về giao biển phục vụ nuôi trồng thủy sản đối với các tổ chức đề xuất xin cấp phép, hoàn thành trong quý I/2025.

Đối với nhóm hồ sơ tiếp theo, các hộ dân, hợp tác xã, doanh nghiệp cũng chủ động hoàn thiện các thủ tục liên quan để tỉnh thẩm định, giao khu vực biển trong quý II năm 2025. UBND các địa phương ven biển rà soát, hoàn thiện, điều chỉnh phương án giao khu vực biển đảm bảo cân đối, hợp lý giữa giao thông và diện tích thực nuôi đảm bảo tạo điều kiện tối đa cho nhân dân, các hợp tác xã và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở NN-PTNT tỉnh hoàn thiện phương án vật tư nuôi trồng đảm bảo ổn định lâu dài, tăng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, đặc biệt khi có bão lớn.

Xem thêm
Bí quyết nuôi ong theo mùa hoa tự nhiên

CẦN THƠ Để mật ong đa hương vị, anh Nguyễn Kim Trọng (34 tuổi, ở TP. Cần Thơ) đưa các thùng ong đến nhiều tỉnh theo mùa hoa tự nhiên: tràm, dừa, chôm chôm, nhãn, lúa…

Không để ngành chăn nuôi vỡ trận vì buôn lậu

Chiều 19/6, Thứ trưởng Bộ NN-MT Phùng Đức Tiến chủ trì cuộc họp nhằm chấn chỉnh công tác phòng chống buôn lậu động vật và các sản phẩm động vật.

Mong có giống siêu ngắn ngày để kịp gieo cấy vụ hè thu sau lũ

QUẢNG BÌNH Hơn 10 ngày ngâm trong nước lũ, hàng ngàn ha lúa vụ hè thu tại Quảng Bình phải gieo lại để đảm bảo không để ruộng hoang.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Ứng dụng công nghệ tự động, trại gà đứng vững trước dịch bệnh

BÌNH DƯƠNG Nhờ áp dụng công nghệ tự động, trại gà Lê Thảnh đã vươn lên thành mô hình điển hình không chỉ về năng suất mà còn là điểm sáng trong phòng chống dịch bệnh.

Bảo vệ động vật hoang dã, ngăn tiếng kêu ai oán giữa rừng xanh

Sáng ngày 13/6, báo Pháp Luật TPHCM tổ chức tọa đàm ‘Bảo vệ động vật hoang dã nhìn từ luật pháp và lương tâm’ nhằm đưa ra giải pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng.

Bình luận mới nhất