| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ngãi: Thả giống tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản

Thứ Tư 26/06/2019 , 14:10 (GMT+7)

Trong 2 ngày (25 - 26/6), Trung tâm Giống Quảng Ngãi tổ chức thả tôm sú và cá giống nhằm tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản năm 2019.

14-13-02_1
Thả tôm giống tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản tại cửa biển Sa Cần.

Năm 2019, Trung tâm Giống Quảng Ngãi được Sở NN&PTNT Quảng Ngãi giao nhiệm vụ sản xuất và thả ra các thủy vực tự nhiên để tái tạo nguồn lợi thủy sản với tổng số lượng 1.710.000 con giống các loại, trong đó giống tôm sú 1.600.000 con, giống cá lăng nha 10.000 con, giống cá trắm cỏ 30.000 con, giống cá trôi 30.000 con, giống cá mè 20.000 con, giống cá chép 20.000 con.

Ngày 25/6, tại khu vực trước cửa biển Sa Cần (xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn), Trung tâm Giống Quảng Ngãi tổ chức thả tôm sú 1.600.000 con nhằm tái tạo, phục hồi nguồn lợi tôm sú, góp phần giữ gìn tính đa dạng sinh học tại vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Ngãi. Tham dự có ông Hồ Trọng Phương, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Ngãi; ông Phan Huy Hoàng Chủ tịch Hội nghề cá tỉnh Quảng Ngãi.

Ngày 26/6, tại hồ chứa nước Hà Nang (xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng), Trung tâm Giống Quảng Ngãi tiếp tục thả ​71.000 con cá giống các loại, trong đó cá lăng nha 6.000 con, giống cá trắm cỏ 21.000 con, giống cá trôi 21.000 con, giống cá mè 13.000 con, giống cá chép 10.000 con.

Nguồn tôm giống và cá giống được lấy từ Trại Thực nghiệm sản xuất giống Thủy sản nước ngọt Đức Phổ (Quảng Ngãi). Đây là giống tôm, cá có giá trị kinh tế, thích nghi với điều kiện tự nhiên của địa phương, sinh sản và phát triển nhanh trong môi trường tự nhiên.

Trong những năm gần đây, tình trạng khai thác thủy sản quá mức, không đúng qui định, tận thu, tận diệt vẫn đang còn diễn ra làm suy giảm đáng kể số lượng, chủng loài thủy sản, dẫn đến nguồn lợi thủy sản trong các vùng nước tự nhiên ngày càng suy giảm đáng kể, đặc biệt là vùng biển ven bờ.

Thả cá, tôm giống nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản, tạo cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học ở các sông, hồ, đầm tự nhiên, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về tầm quan trọng bảo vệ tốt hơn nguồn lợi thủy sản. Bên cạnh việc thả cá, còn có hoạt động tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tích cực bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, trong đó trọng tâm là tuyên truyền cho người dân không sử dụng các loại ngư cụ đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt như xung điện, chất nổ, mắc lưới không đảm bảo theo quy định.

Xem thêm
Nuôi thỏ lai, thu lợi nhanh

AN GIANG Nuôi thỏ đang trở thành hướng đi triển vọng cho nông dân ở An Giang, nhờ chi phí thấp, dễ chăm sóc, đầu ra ổn định, đã giúp nhiều hộ tăng thu nhập rõ rệt.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng hơn 6 triệu đồng/ha

TRÀ VINH Năng suất lúa trong mô hình đạt 6,4 - 6,6 tấn/ha, tăng khoảng 5 - 6% so với ngoài mô hình. Lợi nhuận tăng từ 20 - 25% so với ngoài mô hình.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ của Bắc Kạn có thể giảm 10 triệu USD

Bắc Kạn Một số đơn hàng của doanh nghiệp chế biến gỗ tại tỉnh Bắc Kạn xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị hủy, tạm dừng, có đơn vị bị hủy tất cả đơn hàng đã ký.