| Hotline: 0983.970.780

Phát triển rừng gỗ lớn gặp rào cản bảo hiểm

Chủ Nhật 10/10/2021 , 12:18 (GMT+7)

Rất nhiều doanh nghiệp tại Bình Định đang muốn mở rộng diện tích trồng rừng gỗ lớn để chủ động nguồn gỗ nguyên liệu cho chế biến nhưng gặp khó bởi bảo hiểm nông nghiệp.

Người trồng rừng cần chính sách hỗ trợ để nuôi rừng lớn thành rừng gỗ lớn. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Người trồng rừng cần chính sách hỗ trợ để nuôi rừng lớn thành rừng gỗ lớn. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Theo ông Lê Minh Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA), tỉnh này có hơn 100 doanh nghiệp lớn nhỏ đang hoạt động trong ngành chế biến gỗ xuất khẩu. Do không chủ động nguồn nguyên liệu trong nước, nên hiện các doanh nghiệp đang phải nhập khẩu đến 80% gỗ nguyên liệu, gây áp lực lên chi phí sản xuất. Ngoài ra, một số nước trên thế giới đang thực hiện chính sách đóng của rừng, khiến cho nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu càng khan hiếm.

Một bất cập khác của việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu là các doanh nghiệp phải chấp nhận rủi ro về chất lượng, chứng nhận nguồn gốc. Đó là chưa kể các nước xuất khẩu gỗ nguyên liệu trong thời gian gần đây phải chịu nhiều ràng buộc bởi các quy định về bảo vệ môi trường. Do đó, giá gỗ nguyên liệu không ngừng tăng mà nguồn cung ngày càng giảm.

“Đặc thù của ngành chế biến gỗ là phải chuẩn bị gỗ nguyên liệu trước 3 tháng để bảo đảm sản xuất gối đầu. Thế nhưng hiện nay giá gỗ nguyên liệu tăng cao từ 10-30%, chuỗi cung ứng lại bị đứt gãy, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sản xuất của ngành gỗ trong những tháng đầu năm 2022. Trước thực tế này, vấn đề chủ động gỗ nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ trong thời gian tới cần được đặt ra, mà cứu cánh là gỗ rừng trồng. Bình Định là tỉnh phát triển mạnh nghề trồng rừng, nếu phát triển rừng gỗ lớn thì bài toán về gỗ nguyên liệu sẽ có lời giải”, Chủ tịch FPA Bình Định, chia sẻ.

Bình Định hiện có gần 120.000ha rừng trồng, hàng năm khai thác, trồng mới gần 10.000ha, đây là nền tảng để tỉnh này phát triển rừng gỗ lớn.

Nhận thấy việc phát triển rừng gỗ lớn để đáp ứng nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ là bức thiết, Bình Định xây dựng đề án phát triển trồng rừng gỗ lớn. Mục tiêu đến năm 2025 sẽ đáp ứng 50% nhu cầu nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ trong tỉnh, đến năm 2035 cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu gỗ nguyên liệu.

“Bình Định sẽ phấn đấu tăng năng suất rừng trồng đạt bình quân từ 25-30m3/ha/năm đối với cây gỗ lớn. Nâng cao chất lượng, tăng năng suất rừng trồng để đạt trữ lượng gỗ lớn từ 190-240m3/ha đối với rừng trồng 12 năm và 100-120m3/ha đối với rừng trồng 7 năm. Sản lượng gỗ lớn bình quân đạt tỷ lệ 50-60%”, ông Ngô Văn Tổng, Giám đốc Sở Công thương Bình Định cho biết.

Gỗ rừng trồng có kích cỡ lớn được đưa vào các công ty chế biến gỗ làm nguyên liệu. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Gỗ rừng trồng có kích cỡ lớn được đưa vào các công ty chế biến gỗ làm nguyên liệu. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Theo Sở NN-PTNT Bình Định, hiện trên địa bàn tỉnh này có 3 đơn vị đang trồng mới rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng kinh doanh gỗ lớn là 3 Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn, Hà Thanh và Sông Kôn với tổng diện tích gần 2.700ha.

Theo đề án phát triển rừng gỗ lớn trên địa bàn định hướng đến năm 2035, Bình Định sẽ có 30.000ha rừng gỗ lớn được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC). Hiện trên địa bàn tỉnh này có Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn đã có 4.183,6ha rừng được Tổ chức GFA (CHLB Đức) cấp chứng chỉ rừng FSC và Công ty TNHH Lâm nghiệp Hà Thanh có 1.500ha rừng trồng đang thực hiện chứng chỉ FSC.

Phát triển rừng gỗ lớn, thời gian cây đứng đến 10 năm, các chủ rừng sợ nhất bị gió bão và nạn cháy rừng gây hại. Do đó, để bảo toàn tài sản là những diện tích rừng trồng, hầu hết các doanh nghiệp và hộ dân trồng rừng gỗ lớn hiện đang rất muốn mua bảo hiểm rừng trồng theo chính sách bảo hiểm nông nghiệp, thế nhưng mong muốn này là ngoài tầm với.

Theo ông Nguyễn Ngọc Đạo, Chủ tịch Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn (huyện Vĩnh Thạnh), đơn vị có kế hoạch trồng mới 700ha rừng gỗ lớn, hiện đã trồng được 200ha. Rừng gỗ lớn cần đầu tư thời gian dài, nên đơn vị rất cần vốn. Khi đơn vị thế chấp rừng cho ngân hàng để vay vốn thì rừng cần phải có bảo hiểm.

Thế nhưng, đơn vị bán bảo hiểm rừng trồng không chấp nhận bảo hiểm rừng bị gãy đổ do bão, chỉ bảo hiểm rừng bị gãy đổ do sâu bệnh. Về cháy rừng nếu rừng bị cháy do tác động của con người không được bảo hiểm, chỉ bảo hiểm rừng bị cháy do bị sét đánh.

Xem thêm
Cho ăn thảo dược, ngựa bạch Sìn Hồ nuôi không kịp bán

LAI CHÂU Về cao nguyên Sìn Hồ, tận thấy những đàn ngựa bạch khỏe khoắn, chạy như bay trên đồng cỏ. Có được như vậy là nhờ cách chăm sóc ngựa đặc biệt của người nuôi.

Phát hiện bệnh dại, địa phương tổ chức truy bắt chó thả rông

QUẢNG NGÃI Sau khi phát hiện 2 con chó dương tính với bệnh dại, xã Ia Tơi (tỉnh Quảng Ngãi) đã hướng dẫn người dân tiêm phòng và triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất