| Hotline: 0983.970.780

Phát triển chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học theo phương thức tập trung

Thứ Tư 18/10/2023 , 15:45 (GMT+7)

Ngành nông nghiệp An Giang đang đẩy mạnh nuôi gia cầm theo hướng sử dụng chế phẩm sinh học nhằm hạn chế dùng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi.

Tăng cường sinh học trong chăn nuôi gia cầm sẽ giúp người nuôi giảm rõ rệt tỷ lệ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh tiêu chảy và bệnh hen ở gà, vịt... Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tăng cường sinh học trong chăn nuôi gia cầm sẽ giúp người nuôi giảm rõ rệt tỷ lệ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh tiêu chảy và bệnh hen ở gà, vịt... Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo thống kê từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y An Giang, mỗi năm trên địa bàn nuôi khoảng 6,3 triệu con gia cầm, hiện nay ở ĐBSCL đang vào mùa mưa bão nên rất dễ xảy ra dịch bệnh trên đàn gia cầm.

Chính vì vậy, để đảm bảo phòng ngừa dịch bệnh, trong thời gian qua lực lượng ngành chăn nuôi và thú y thực hiện việc kiểm tra thường xuyên tình hình dịch bệnh trên địa bàn và khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện vệ sinh tiêu độc khu vực chăn nuôi, đẩy mạnh vận động người dân chủ động tiêm phòng các loại vacxin cho đàn gia cầm.

Ông Trần Tiến Hiệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y An Giang cho biết, để bảo vệ đàn gia cầm trên địa bàn giảm dịch bệnh và tránh rủi ro để đảm bảo đủ lượng thịt cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

Ngành nông nghiệp tỉnh đã được UBND tỉnh An Giang giao nhiệm vụ phát triển Dự án chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học trên địa bàn cho 11 huyện, thị xã, thành phố. Mục tiêu chính nhằm phát triển chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học theo phương thức tập trung tại chỗ và phương thức chăn nuôi chạy đồng có kiểm soát, với định hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ.

Vì vậy trong thời gian qua các địa phương cũng triển khai các lớp tập huấn nuôi gia cầm bằng chế phẩm sinh học SH1, SH2 và men sinh học YTB trong chăn nuôi. Qua đó, giúp người chăn nuôi nhận thấy được lợi ích khi sử dụng chế phẩm sinh học, đệm lót sinh học sẽ làm tiêu hết phân mùi hôi thối, khí độc trong chuồng nuôi, môi trường sống tốt, không ô nhiễm, tạo cơ hội phát triển chăn nuôi ngay ở nơi dân cư đông đúc. Song song đó việc sử dụng sinh học còn giúp giảm rõ rệt tỷ lệ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh tiêu chảy và bệnh hen ở gà, vịt... Vì vậy, giảm được công lao động và chi phí sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng hơn 6 triệu đồng/ha

TRÀ VINH Năng suất lúa trong mô hình đạt 6,4 - 6,6 tấn/ha, tăng khoảng 5 - 6% so với ngoài mô hình. Lợi nhuận tăng từ 20 - 25% so với ngoài mô hình.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.