| Hotline: 0983.970.780

'Phát triển cây ăn quả tại Sơn La là hình mẫu để các tỉnh noi theo'

Chủ Nhật 18/05/2025 , 08:34 (GMT+7)

SƠN LA Đó là lời động viên mà nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường dành cho tỉnh Sơn La, một chủ trương phát triển đã thay đổi hoàn toàn đời sống của bà con.

Rõ về kinh tế, rõ về môi trường

“Dọc đường đi từ Hòa Bình lên Sơn La, tôi có một cảm nhận về sự thay đổi nhanh chóng trong tất cả các thiết kế hạ tầng hai bên đường, kể cả công trình sản xuất và công trình dân sinh trên mọi mặt”, nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) Nguyễn Xuân Cường mở đầu bài phát biểu trong lễ tổng kết 10 năm đưa cây ăn quả trên đất dốc tại tỉnh Sơn La.

Ông Nguyễn Xuân Cường (áo xanh) chia sẻ về những thành tựu của nông sản Sơn La. Ảnh: Đức Bình.

Ông Nguyễn Xuân Cường (áo xanh) chia sẻ về những thành tựu của nông sản Sơn La. Ảnh: Đức Bình.

Không ngờ tốc độ phát triển nhanh như thế. Cùng với đó là đoạn Mộc Châu và một số đoạn thị trấn, mật độ du khách đến vui chơi trong những ngày cuối tuần rất đông.

Đường lên đó có một thảm màu xanh. Không hiểu năm nay thời tiết thế nào mà cây ăn quả, đặc biệt là nhãn và xoài, sai quả như vậy.

Đến sớm thăm các gian hàng, phong trào phát triển nông sản gắn với sản phẩm OCOP rất phong phú. Mẫu mã bao bì đẹp, chất lượng sản phẩm cao, từ trà, cà phê đến cây trái các loại, cho thấy sức sống vươn lên mạnh mẽ. “Điều này khiến tôi rất phấn khởi”, ông Cường khẳng định.

Tất cả các mặt thành tựu 10 năm đã được trình bày sâu sắc: rút ra bài học kinh nghiệm, chỉ ra những điểm tồn tại, đưa ra chiến lược đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035, rất rõ ràng.

Ông Nguyễn Xuân Cường chỉ ra những yếu tố dẫn đến thành công của chủ trương: Thứ nhất, phải khẳng định chủ trương của cấp ủy đề ra cho phát triển cây ăn quả trên đất dốc của tỉnh Sơn La là hoàn toàn chính xác. Đây là một chủ trương lớn, và sau 10 năm đã đạt được thành tựu rõ rệt, thay đổi hẳn diện mạo hạ tầng, sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Hiếm có một nghị quyết nào đi vào cuộc sống sâu rộng và cụ thể như vậy.

Thứ hai, phải nói rằng cấp ủy Sơn La không chỉ ban hành một chủ trương đúng mà còn đề ra các biện pháp rất đồng bộ, đầy đủ và quyết liệt.

Ông Nguyễn Xuân Cường bắt tay ông Hoàng Văn Chất - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sơn La (trái) - một trong những người đặt viên gạch đầu tiên cho chủ trương đưa cây ăn quả lên đất dốc. Ảnh: Đức Bình.

Ông Nguyễn Xuân Cường bắt tay ông Hoàng Văn Chất - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sơn La (trái) - một trong những người đặt viên gạch đầu tiên cho chủ trương đưa cây ăn quả lên đất dốc. Ảnh: Đức Bình.

Báo cáo tổng kết ghi rõ: Tỉnh ủy ban hành chỉ thị như thế nào, Hội đồng nhân dân ban hành bao nhiêu nghị quyết, Ủy ban nhân dân ban hành đề án, cơ chế, chính sách ra sao. Thế rồi các ngành, các huyện. Như vậy đã đề ra chủ trương đúng, nhưng cũng đã đề ra một biện pháp rất đầy đủ và quyết liệt. Các nhóm giải pháp đầy đủ như thế này, đặc biệt biết lựa chọn những giải pháp then chốt.

Chỉ đạo hệ thống các cơ quan chuyên ngành tập trung cải tạo trên nền tảng của những giống cây bản địa, nhưng gắn với yếu tố thời đại. Cải tạo trên đất, đi thẳng vào làm cơ sở cho phát triển. Cho nên phải nói là giải pháp này vô cùng đồng bộ. Trực tiếp trò chuyện với bà con nông dân, từ giám đốc đến các thành viên HTX, nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT bày tỏ niềm vui và dành lời khen khi ai cũng đều hiểu rõ mình đang làm gì và hào hứng để làm.

Và một điểm nữa, sự sáng tạo của Sơn La đó là biết kết hợp yếu tố địa phương, yếu tố toàn quốc và yếu tố thời đại, khi xuất khẩu cây ăn quả, đều nắm được cách xây dựng chỉ dẫn địa lý, rồi truy xuất nguồn gốc, xúc tiến đầu tư, mang hơi thở quốc tế.

“Chúng ta đã có biện pháp không chỉ là phát triển sản xuất mà còn quan hệ sản xuất, mời gọi các doanh nghiệp”, ông Cường nhấn mạnh.

Thời kỳ đó, dân yêu cầu các đồng chí lãnh đạo tỉnh, Bộ NN-PTNT cứ dẫn doanh nghiệp giỏi về đây để chế biến. Từ đó, bao nhiêu hợp tác xã, bao nhiêu tổ hợp tác, cho đến các doanh nghiệp cùng lúc thành lập, đem lại hiệu ứng tốt.

Chính vì thế, kết quả 10 năm đến bây giờ có thể trả lời rõ ràng, vô cùng rõ về kinh tế, vô cùng rõ về môi trường.

Thành quả là nền tảng cho thời gian tới

Người dân Sơn La đổi thay từ cây ăn quả trên đất dốc. Ảnh: Đức Bình.

Người dân Sơn La đổi thay từ cây ăn quả trên đất dốc. Ảnh: Đức Bình.

Nhưng còn một ý, ông Cường cho rằng là mấu chốt: Từ thành quả này đặt nền tảng cho thời gian tới.

Tư duy người nông dân khác hẳn, người cán bộ khác hẳn. Trước đây ít người biết Sơn La, nhưng nhắc đến Sơn La giờ đều biết về nông nghiệp công nghệ cao. Mà biết vì gì? Biết vì người ta quan tâm, họ đến du lịch, họ đến đầu tư.

Và một điểm nữa: “Từ chính phong trào này đã thúc đẩy nguồn nhân lực của tỉnh Sơn La. Không chỉ trong hệ thống chính trị, các đồng chí từ cấp ủy, chính quyền, các sở, ban ngành, các đồng chí ở huyện, ở xã, thay đổi rất nhiều từ nhận thức chính trị đến nhận thức kinh tế”.

Sơn La không chỉ đem lại tác động cho các tỉnh miền núi mà còn lan tỏa với toàn quốc. Nhìn vào kết quả từ lúc diện tích cây ăn quả đạt 23.000 ha năm 2015. Bây giờ, nếu cộng cả cây sơn tra nữa là 85.000 ha, còn riêng về cây ăn quả của tỉnh là 82.500 ha, đứng đầu cả nước. Đấy là chưa nói đến các hiệu quả, kể cả sản lượng, kể cả chất lượng. Vì chất lượng ở đây là ai thử cũng đều khẳng định là ngon nhất.

Từ tiểu khí hậu đến thổ nhưỡng đều đặc biệt, nhưng có một điều khác biệt hẳn ở đây chính là biên độ nhiệt độ ngày đêm. Không nơi nào có nhiệt độ ngày và đêm chênh nhau 20 độ C như ở đây. “Nên, chất lượng quả rất khác biệt, chứ không phải đến đâu tôi cũng khen ngon”, nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT chia sẻ.

4 nhóm giải pháp để phát triển bền vững

Thứ nhất, phải tập trung áp dụng khoa học công nghệ vào trong nông nghiệp. Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 57, về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phải gắn cái này vào thì hiệu quả mới cao hơn nữa trên các phương diện, trên các vector của hệ sinh thái. Không chỉ về kỹ thuật trồng, hay cây giống, mà từ thu hái, chế biến, thương mại, đều phải có dấu ấn của khoa học công nghệ.

Thứ hai, cơ khí hóa không đưa vào thì bà con nông dân vất vả lắm. Báo cáo chung ghi rõ bình quân thu nhập người nông dân đạt 130-150 triệu đồng/ha. Vài chỗ thì được 350-500 triệu đồng. Mà có một anh nhân giống dâu đây nói là hơn tỷ. Nhưng đấy là hết sức cá biệt và không thể quy hết chung diện tích bà con.

Không chỉ trong sản xuất, cơ giới hóa phải được áp dụng ngay trong cả việc thu hái. Ảnh: Đức Bình.

Không chỉ trong sản xuất, cơ giới hóa phải được áp dụng ngay trong cả việc thu hái. Ảnh: Đức Bình.

Mà muốn thu được 130-150 triệu đồng/ha, người nông dân cực kỳ vất vả, một nắng hai sương. Do đó phải đột phá vào khâu cơ khí hóa từ làm đất, canh tác, bón phân, xử lý thuốc, thu hái.

Thứ ba, tỷ lệ chế biến mới được 10%, mặc dù sản phẩm OCOP phát triển mạnh, với 56 sản phẩm OCOP 4 sao và 3 sao. Nhưng chế biến là chuỗi giá trị sâu nhất nằm ở đây, thì mới có 10%. Nếu trái cây mà để ăn tươi thì không tiêu thụ hết được. Cần sự tham gia của các doanh nghiệp, sản phẩm nông sản cần phát triển đa dạng hơn nữa trong các kiểu loại.

Triển khai Nghị quyết 68 là cực kỳ cần thiết. Phải lồng ghép vào, thì mới có thật nhiều doanh nghiệp ra đời.

Thứ tư, để phát triển một nền kinh tế xanh, tuần hoàn, hiệu quả, bền vững, đặc biệt gắn với du lịch, thì các cơ quan chuyên môn của tỉnh cần nghiên cứu để thúc đẩy phát triển đàn bò thịt chất lượng cao.

Cây ăn quả với các loại cây mà không có phân hữu cơ thì đừng nói bền vững, đừng nói chất lượng cao. Mà trong các loại phân hữu cơ, không gì bằng phân chuồng, làm nền tảng cải tạo tốt, cho một hệ vi sinh tốt.

Trong chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2030, tầm nhìn 2035, thì một trong những chủ trương là thúc đẩy đàn bò thịt chất lượng cao. Một mặt, chúng ta là có phân chuồng để phục vụ kinh tế tuần hoàn, nền nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao, và sau này mới có sản phẩm phục vụ du lịch. Nhưng một mặt cũng làm gia tăng chuỗi giá trị.

Xem thêm
Vùng cao loay hoay quản lý giết mổ gia súc

LÀO CAI Việc kiểm soát giết mổ nhằm đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và môi trường, tuy nhiên, nhiều năm nay, vùng cao Lào Cai vẫn chưa thể thực hiện.

Bám bản, bám dân đẩy lùi dịch bệnh cho gia súc

HÀ GIANG Suốt 5 năm qua, Hà Giang không xuất hiện dịch lở mồm long móng nhờ làm tốt công tác tiêm phòng, bám sát từng thôn bản, hộ chăn nuôi.

Nông nghiệp sinh thái: Cần thu hẹp khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn

Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái là hướng đi tất yếu cho ngành hàng lúa gạo ĐBSCL, song để hiện thực hóa cần chính sách hỗ trợ đủ mạnh cho lực lượng sản xuất nòng cốt.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu phục vụ EUDR, bảo đảm xuất khẩu không gián đoạn

Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.

Bình luận mới nhất