| Hotline: 0983.970.780

Phá bờ vùng, bờ thửa làm cánh đồng lớn

Thứ Ba 23/04/2019 , 14:10 (GMT+7)

Ước mong về những cánh đồng tít tắp, thẳng cánh cò bay của nông dân huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang dần trở thành hiện thực sau khi thực hiện phong trào phá bờ vùng, bờ thửa, hướng đến sản xuất (SX) lúa theo mô hình cánh đồng lớn.

11-05-43_2
Mô hình cánh đồng lớn đã hiện diện ở nhiều xã của huyện Thạch Hà nhờ phong trào phá bờ vùng, bờ thửa

Tháng 11/2018, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành quyết định phê duyệt “Phương án cải tạo nâng cao chất lượng đất chuyên trồng lúa nước năm 2019 trên địa bàn huyện Thạch Hà”, với quy mô 305ha, triển khai tại 7 xã: Thạch Xuân; Thạch Hương; Thạch Thanh; Thạch Khê; Thạch Đỉnh; Thạch Hội và Thạch Văn.

Để thực hiện thắng lợi “cuộc cách mạng” trên, HĐND, UBND huyện Thạch Hà nhanh chóng ban hành chính sách và kế hoạch thực hiện. Mục đích là để khắc phục tình trạng ruộng manh mún, hình thành vùng SX tập trung, thửa ruộng lớn; tạo điều kiện thuận lợi trong tưới tiêu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng cơ giới hóa vào SX, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả, năng suất, tăng thu nhập cho người dân.

Thứ hai, hướng đến cải tạo, nâng cao hiệu quả đất chuyên trồng lúa gắn với chuyển đổi cơ cấu bộ giống lúa, SX theo hướng hàng hóa và liên kết chuỗi giá trị. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư vào SX nông nghiệp, tạo nguồn lực để xây dựng NTM.

Cánh đồng lúa VTNA6 của thôn Bình Dương, xã Thạch Hội những ngày này đang trổ rộ, đón nắng đầu hè. 35ha SX cùng một giống lúa, cùng một quy trình được nối liền một mạch, chạy dài cả cây số, bề mặt phẳng phiu như tấm thảm màu xanh non khổng lồ. Ông Phan Hữu Tùng, Bí thư Chi bộ thôn Bình Dương - người chỉ đạo SX trực tiếp trên cánh đồng này thấy rõ sự thay đổi, khác biệt của việc SX lúa theo mô hình cánh đồng lớn, tập trung.

Ông bảo: “Cái được đầu tiên chính là tiết giảm chi phí. Không còn ngăn cách bởi những bờ vùng, bờ thửa, chi phí thuê máy làm đất tiết kiệm được 30 nghìn đồng/sào, lượng giống cũng rút xuống 3 kg/sào (trước đây 5 kg/sào). Phá bờ vùng, bờ thửa còn tăng diện tích canh tác so với trước đây. Điều quan trọng, chúng tôi được hỗ trợ kỹ thuật từ Trung tâm Khuyến nông nên bà con đảm bảo tuân thủ thời vụ, cách chăm sóc, phun thuốc bảo vệ thực vật nên rất chủ động trong SX”.

Đến thời điểm này, lúa bắt đầu trổ bông, bộ lá của cây vẫn chắc khỏe và sạch sâu bệnh; nhất là bệnh đạo ôn - vốn là bệnh “kinh niên” của đồng ruộng Hà Tĩnh. Bà Nguyễn Thị Hữu ở thôn Bình Dương cho hay: “Gia đình tôi có 5 sào tham gia mô hình cánh đồng lớn. Ngay từ ngày đầu triển khai, chúng tôi đã được hướng dẫn để cùng làm đất, cùng xuống giống và cùng phun thuốc bảo vệ thực vật một thời điểm. Cách đây hơn 1 tháng, khi xuất hiện vết bệnh đạo ôn lá một số nơi, xã đã chỉ đạo bà con phun thuốc kịp thời. Đồng thời, nhờ tuân thủ bón phân cân đối NPK nên cây lúa sinh trưởng khỏe và phòng tránh được các loại sâu bệnh khác”.

Theo ông Nguyễn Thanh Long, Chủ tịch UBND xã Thạch Hội, nếu như trước đây, có thửa diện tích chỉ khoảng 500m2 thì nay, bờ vùng, bờ thửa nhỏ được phá bỏ để tạo thành những xứ đồng từ 10.000m2 trở lên.

11-05-43_1
Cánh đồng rộng 35ha của thôn Bình Dương, xã Thạch Hội cùng SX một loại giống VTNA6, cùng một quy trình chăm sóc

“Nhờ phá bờ thửa thành công, hình thành cánh đồng lớn nên công tác chỉ đạo SX thực hiện rất tập trung, đồng bộ, nhuần nhuyễn. Nhất là công tác điều hành nước tưới và cơ giới hóa. Về lâu dài, mô hình này sẽ góp phần thay đổi nhận thức của người dân trong việc tuân thủ chỉ đạo SX của ngành chuyên môn, chính quyền địa phương; từng bước chuyển dần từ SX nhỏ lẻ sang tập trung, quy mô lớn”, ông Long nhấn mạnh.

Được biết, đến nay đã có 6/7 xã thực hiện mô hình, với tổng diện tích SX đạt 210ha, gồm: Thạch Xuân (65ha), Thạch Hương (20ha), Thạch Hội (50ha); Thạch Văn (20ha); Thạch Khê (45ha) và Thạch Thanh (10ha).

Ông Nguyễn Văn Sáu, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thạch Hà: “Các hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ kinh phí phá bờ thửa, cắm mốc ranh giới và làm phẳng mặt bằng ruộng SX với mức 3 triệu đồng/ha; hỗ trợ 50% kinh phí mua giống mới vụ đầu tiên sau cải tạo.

Ngoài ra, hỗ trợ công tác chỉ đạo thực hiện cho cán bộ thôn hoặc HTX, Tổ hợp tác theo mức: từ 20ha đến dưới 50ha được 10 triệu đồng/xã; từ 50ha trở lên hỗ trợ 15 triệu đồng/xã. Cùng với nguồn của tỉnh, huyện, hầu hết các xã đều ban hành thêm những chính sách riêng để khuyến khích bà con tiên phong đi trước.

 

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.