| Hotline: 0983.970.780

Phòng chống dịch tả lợn Châu Phi - Sức khỏe & niềm tin khoa học

PGS.TS Phạm Kim Đăng: Dùng thực phẩm sạch thì không vấn đề gì!

Thứ Tư 27/03/2019 , 10:35 (GMT+7)

Trao đổi với NNVN, PGS.TS Phạm Kim Đăng, Phó trưởng khoa (phụ trách) Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp VN khẳng định, virus dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) hoàn toàn không lây sang người. Nếu như người dân lựa chọn thịt lợn an toàn, ăn chín, uống sôi thì không có vấn đề gì ảnh hưởng sức khỏe.

13-34-20_pgsts_phm_kim_dng
PGS.TS Phạm Kim Đăng (Học viện Nông nghiệp VN)

Từ khi bệnh DTLCP xuất hiện trên thế giới (1921) và hiện nay là Việt Nam, các nhà khoa học đều khẳng định virus này không có khả năng lây sang người. DTLCP chỉ gây hậu quả làm chết vật nuôi, gây thiệt hại nặng nề cho ngành nông nghiệp và người chăn nuôi.

Khi phát hiện dịch bệnh, biện pháp tiên quyết là tiêu hủy ổ dịch, đồng thời giám sát khu vực xung quanh để khống chế. Theo PGS.TS Phạm Kim Đăng, có thể khi người dân nhìn thấy những hình ảnh tiêu hủy đã hiểu sai bản chất vấn đề. Thực chất việc tiêu hủy chỉ nhằm khống chế sự lây lan của dịch bệnh chứ không hề nguy hiểm tới sức khỏe con người.

Về cơ chế lây lan, PGS.TS Phạm Kim Đăng cho rằng, theo một số nghiên cứu, dịch bệnh lây lan nhanh là do nhiễm qua đường thức ăn, đặc biệt là thức ăn tận dụng. Trong khi, tại nước ta, nền chăn nuôi vẫn chủ yếu là nông hộ, nhỏ lẻ nên việc này vô cùng khó kiểm soát.

Nói về xu hướng tẩy chay thịt lợn, PGS.TS Phạm Kim Đăng chia sẻ, đây thực sự là điều đáng buồn, vì nền chăn nuôi của nước ta hiện nay đang phát triển. Lượng thịt lợn luôn đảm bảo tiêu thụ nội địa, đứng top 6 trên thế giới về tổng đàn. “Tôi cho rằng, về việc này, có thể do người dân chưa nhận thức chính xác về dịch bệnh. Ở các nước như châu Âu, bao năm họ vẫn sống chung với dịch bệnh, không hề có chuyện tẩy chay. Theo tôi, người dân cần thay đổi nhận thức, không nên quay lưng với thịt lợn. Thực tế, nếu người dân sử dụng nguồn thịt lợn được kiểm soát, đảm bảo an toàn, uy tín kinh doanh như các siêu thị, chuỗi thực phẩm sạch thì hoàn toàn yên tâm về sức khỏe”, PGS.TS Phạm Kim Đăng nhấn mạnh.

Xem thêm
Báo động nguy cơ dịch bệnh do người dân vứt xác lợn ra môi trường

QUẢNG TRỊ Nhiều người dân tại các địa phương phía bắc tỉnh Quảng Trị vứt xác lợn chết vì dịch bệnh ra đồng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Độc đáo nghề 'vuốt bụng cá' kiếm tiền triệu mỗi ngày

Cần Thơ Những con cá thát lát cườm bố mẹ nặng cả ký được vớt từ ao lên, kỹ thuật viên nhanh chóng bắt và vuốt mạnh bụng cá, dòng trứng phun ra màu vàng óng.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất