| Hotline: 0983.970.780

Ồ ạt nuôi gia cầm, đối mặt thua lỗ

Thứ Năm 21/11/2019 , 08:53 (GMT+7)

Sau thời gian dài bị dịch tả heo Châu Phi hoành hành, nhiều hộ chăn nuôi heo ở thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) đã tận dụng chuồng trại chuyển sang chăn nuôi gia cầm.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, giá thịt gia cầm và giá trứng liên tục giảm mạnh đã khiến nhiều hộ chăn nuôi thua lỗ nặng.

08-53-54_still1115_00011
Người dân cần thận trọng tái đàn gia cầm đón tết.

Dự đoán giá vịt thịt sẽ tăng do nguồn cung thịt heo đang khan hiếm nên hộ ông Võ Văn Chính ở xã Tân Phú Đông, thành phố Sa Đéc đã mạnh dạn đầu tư hơn 30 triệu đồng để mở rộng chuồng trại nuôi trên 3 ngàn con vịt thịt và lấy trứng. Tuy nhiên, giá trứng vịt giảm mạnh chỉ còn 1.500 đồng/trứng còn giá vịt thịt chỉ dao động từ 45.000 - 50.000 đồng/kg đã đẩy gia đình ông vào cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Bởi với giá trứng vịt hiện tại, mỗi ngày chỉ tính tiền thức ăn, chưa tính tiền công chăm sóc, gia đình ông đã phải chịu cảnh thua lỗ hơn 300.000 đồng. Mặc dù đang thua lỗ nhưng ông Chính không còn cách nào khác để cầm cự bởi giá vịt thịt cũng đang quá thấp nếu bán vịt thịt sẽ lỗ càng lỗ nặng.

Ông Võ Văn Chính lo lắng nói: “Không biết làm sao, mọi năm mùa này trứng giá hơn 2.000 đồng, năm nay chỉ còn có 1.500 đồng. Mình đoán dịch tả heo châu Phi hoành hành thì có thể hột vịt, thịt vịt tăng giá, ai ngờ đâu giảm quá trời. Bây giờ ráng duy trì tới tết coi giá có tăng lên gỡ gạc lại chút đỉnh chứ bây giờ bán ra thì lỗ nặng”.

Cách đó không xa, sau khi bán tháo bầy vịt hơn 2 ngàn con vịt thịt để thoát cảnh thua lỗ, ông Phạm Văn Yên, xã Tân Phú Đông cũng vừa bắt thêm 500 con vịt về nuôi đón tết vì trong đầu cứ nghĩ rằng giá vịt thịt sẽ tăng những tháng cận tết. Ông Yên nói: “Tôi mới bán bầy vịt đẻ tuy không có lời nhưng mà mọi năm thời điểm này trở lên là vịt thịt với trứng luôn có giá nên bây giờ thấy giá vịt con đang rẻ mình hốt đại vô nuôi thử coi thời vận thế nào chứ chuồng trại đâu có để trống được”.

Theo Phòng Kinh tế thành phố Sa Đéc, hiện tổng đàn gia cầm trên địa bàn thành phố đã lên trên 70 ngàn con, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ và nằm ngoài dự đoán của ngành chuyên môn. Việc tự ý tăng đàn gia cầm ồ ạt của người chăn nuôi không chỉ làm cho nguồn cung vượt cầu, giá cả bấp bênh mà còn đặt ra mối lo về quản lý dịch bệnh trên gia cầm. Những tháng cuối năm, khi không khí lạnh xuất hiện cũng là lúc dịch cúm gia cầm dễ bùng phát.

Ông Đỗ Văn Thậm, Trưởng phòng Kinh tế thành phố Sa Đéc cho biết thêm: “Do tình hình chăn nuôi tự phát sau dịch tả heo châu Phi, do đó những hộ không chăn nuôi gia cầm truyền thống tận dụng những chuồng nuôi gia súc trước đây bỏ hoang sau khi dịch bệnh để nuôi gia cầm. Do đó, chuồng trại nuôi gia cầm không đồng nhất như các vùng chuyên chăn nuôi gia cầm ở trong tỉnh. Để quản lý dịch bệnh trên đàn gia cầm, chúng tôi phải tăng cường kiểm soát chặt chẽ hơn ở các vùng nuôi, theo dõi tình hình dịch bệnh và hướng dẫn kịp thời cho người dân phòng trị”.

08-53-54_still1115_00008
Trước việc đàn gia cầm tăng nhanh, thú ý địa phương đang tăng cường phòng chống dịch bệnh.

Ông Thậm cũng khuyến cáo người dân nên thận trọng khi tái đàn gia cầm, cần đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh chuồng trại và nên nắm bắt nhu cầu của thị trường để có sự tái đàn phù hợp. Thực tế hiện nay cho thấy, phần lớn người chăn nuôi gia cầm đều tự ý tái đàn và chỉ dựa vào kinh nghiệm của những năm trước mà ít có ai phân tích về nhu cầu của thị trường, tìm đầu ra ổn định cho gia cầm.

Chính việc chăn nuôi tự phát một cách ồ ạt như thế đã làm cho giá thịt gia cầm và trứng gia cầm rớt giá không phanh trong những ngày qua. Mặc dù nhu cầu thực phẩm luôn tăng cao vào thời điểm cuối năm nhưng bất kỳ một sản phẩm nào khi sản xuất không theo nhu cầu của thị trường thì luôn đối mặt với cảnh bấp bênh và thực tế những ngày qua chính là bài học nhãn tiền.

  • Tags:
Xem thêm
Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng hơn 6 triệu đồng/ha

TRÀ VINH Năng suất lúa trong mô hình đạt 6,4 - 6,6 tấn/ha, tăng khoảng 5 - 6% so với ngoài mô hình. Lợi nhuận tăng từ 20 - 25% so với ngoài mô hình.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ của Bắc Kạn có thể giảm 10 triệu USD

Bắc Kạn Một số đơn hàng của doanh nghiệp chế biến gỗ tại tỉnh Bắc Kạn xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị hủy, tạm dừng, có đơn vị bị hủy tất cả đơn hàng đã ký.