| Hotline: 0983.970.780

Nuôi lợn nông hộ có thêm phao nhờ vacxin ASF: Kết quả thực tiễn sẽ thuyết phục nông dân sử dụng vacxin

Thứ Tư 06/11/2024 , 06:00 (GMT+7)

'Khi người nuôi lợn thấy vacxin AVAC ASF LIVE bảo hộ tốt, bản thân họ sẽ chủ động truyền kinh nghiệm đến những người xung quanh', TS Nguyễn Văn Điệp chia sẻ.

TS Nguyễn Văn Điệp: AVAC kiên trì thực hiện các mô hình ngoài thực tế, giúp người chăn nuôi tự tin hơn thông qua các kết quả 'người thật việc thật'. Ảnh: Hồng Thắm.

TS Nguyễn Văn Điệp: AVAC kiên trì thực hiện các mô hình ngoài thực tế, giúp người chăn nuôi tự tin hơn thông qua các kết quả "người thật việc thật". Ảnh: Hồng Thắm.

Tiến hành hàng trăm thử nghiệm tại 20 tỉnh, thành

Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam Nguyễn Văn Điệp cho biết, sau gần 3 năm nghiên cứu, vacxin AVAC ASF LIVE do AVAC phát triển đã chính thức được cấp phép lưu hành, sử dụng cho lợn thịt từ tháng 7/2023, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc phòng chống dịch tả lợn Châu Phi (ASF) tại Việt Nam.

“Trong quá trình phát triển, AVAC đã phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, chủ động tiến hành các thử nghiệm đánh giá trên ít nhất 600.000 trang trại.

Sau khi được cấp phép từ tháng 7/2023, AVAC tiếp tục chứng minh tính an toàn của vacxin tại nhiều địa phương khi tiến hành hơn 100 thử nghiệm tại trên 20 tỉnh, thành phố. Kết quả cho thấy tất cả đàn lợn được tiêm vacxin đều an toàn, bảo hộ tốt”, TS Điệp thông tin.

Để lan tỏa hiệu quả của vacxin ASF đến với người chăn nuôi, TS Điệp cho hay, AVAC đang phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị liên quan, tổ chức hàng loạt hội thảo, tập huấn và mô hình thử nghiệm. Một số tỉnh như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Lai Châu đã triển khai tiêm vacxin đại trà với kết quả tích cực. Chẳng hạn ở Lạng Sơn, sau 3 tháng tiêm vacxin ASF đã giảm được hơn 90% ổ dịch và kiểm soát tốt dịch bệnh.

Công ty AVAC đã tặng vacxin ASF cho một số tỉnh như: Tiền Giang, Quảng Ninh, Hải Dương, Long An, Lào Cai…, mỗi tỉnh 1.000 - 3.000 liều để tiêm đại trà tại một số xã. Sau khi thấy vacxin an toàn, hiệu quả, những địa phương này sẽ có những kế hoạch lớn hơn để mở rộng mô hình.

"Vừa qua, AVAC cũng hợp tác với Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam tổ chức các hội thảo để giúp nhân viên kỹ thuật của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam hiểu rõ đặc tính vacxin, từ đó đưa vacxin này đến gần hơn với khách hàng. Nhờ đó, khoảng 50 trại chăn nuôi là khách hàng của C.P. Việt Nam đã được tiêm thử nghiệm và đạt kết quả rất tốt, với nhiều hộ đã xuất bán thành công, đối tượng được sử dụng bao gồm cả lợn thịt và lợn giống." TS Điệp cho hay.

Vacxin AVAC ASF LIVEF do AVAC sản xuất đã được cấp phép lưu hành thương mại từ tháng 7/2023. Ảnh: Hồng Thắm.

Vacxin AVAC ASF LIVEF do AVAC sản xuất đã được cấp phép lưu hành thương mại từ tháng 7/2023. Ảnh: Hồng Thắm.

Vacxin là “áo giáp” hiệu quả nhất

Theo TS Điệp, dù vẫn còn một số e ngại về tính hiệu quả của vacxin ASF bởi là vacxin mới, lại do công ty trong nước sản xuất, nhưng thời gian vừa qua, AVAC đã kiên trì thực hiện các mô hình thử nghiệm thực tế, giúp người chăn nuôi tự tin hơn thông qua các kết quả "người thực việc thực" ngoài thực tiễn.

Cũng theo TS Điệp, một trong những trở ngại lớn đối với người chăn nuôi vừa và nhỏ là việc vacxin ASF chưa được khuyến cáo sử dụng cho lợn nái và lợn giống. Hiện, AVAC đã hoàn thiện quy trình và tự tin khuyến cáo sử dụng vacxin AVAC ASF LIVE cho cả hai đối tượng lợn nái và đực giống.

"Công ty đang tiến hành các thủ tục đăng ký với Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) để chính thức được phê duyệt việc sử dụng vacxin cho lợn nái và đực giống, giúp tăng phổ sử dụng, bảo hộ, từ đó giúp người chăn nuôi tự tin hơn, nhất là các mô hình chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ”, TS Điệp cho hay.

Tuy nhiên, TS Điệp lưu ý, vacxin là "áo giáp" không phải "cây đũa thần" nên để đạt hiệu quả phòng bệnh tối đa, cần được kết hợp với các biện pháp an toàn sinh học khác, bởi vacxin là để phòng bệnh, không phải để chữa bệnh.

"Sau khi tiêm vacxin phòng ASF cho lợn, cần 2 - 4 tuần để sinh đủ lượng miễn dịch bảo hộ. Nếu trong thời gian này lợn tiếp xúc với mầm bệnh vẫn sẽ xảy ra dịch. Do đó, trong giai đoạn này, người chăn nuôi cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp an toàn sinh học khác để tránh rủi ro phát sinh dịch." TS Điệp nhấn mạnh.

Cách phân biệt vacxin ASF thật và giả

"Là vacxin có giá trị cao, AVAC ASF LIVE không tránh khỏi nguy cơ bị làm giả, ảnh hưởng đến niềm tin của người chăn nuôi. Để giúp người dân nhận biết sản phẩm chính hãng, AVAC đã cung cấp video hướng dẫn phân biệt vacxin thật và giả trên website của Công ty. Bên cạnh đó, trên mỗi lọ vacxin ASF do AVAC sản xuất đều có tem chống hàng giả và mã QR Code xác thực nguồn gốc. Người chăn nuôi nên mua vacxin từ các đại lý uy tín, tránh hàng không rõ nguồn gốc trôi nổi trên thị trường”, lãnh đạo AVAC Việt Nam khuyến cáo.

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài cuối] Cú hích tự động hóa mở lối chăn nuôi xanh

Với dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, tiết kiệm năng lượng tối đa, CPV Food Bình Phước đang mở lối cho ngành chăn nuôi xanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

Khánh Hòa tạo cú hích cho du lịch nông nghiệp

Khánh Hòa đang hoàn thiện Đề án phát triển du lịch sinh thái giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Phát triển ngành dược liệu An Giang theo hướng 'đất lành, thuốc quý, sinh kế xanh'

An Giang đang phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững, kết hợp bảo tồn, tạo sinh kế xanh và xây dựng chuỗi giá trị gắn du lịch với y học cổ truyền.

Bình luận mới nhất