| Hotline: 0983.970.780

Nuôi con 'đặc sản' dịp tết, cung không đủ cầu

Chủ Nhật 17/01/2021 , 16:09 (GMT+7)

Nuôi con “đặc sản”, nông dân Nam Định không phải lo đầu ra, giá bán lại cao. Vào những tháng cuối năm, nhất là dịp Tết Nguyên đán, cung không đủ cầu.

Lợn rừng đang được bán với giá dao động từ 175.000 - 180.000đ/kg hơi. Ảnh: An Lãng.

Lợn rừng đang được bán với giá dao động từ 175.000 - 180.000đ/kg hơi. Ảnh: An Lãng.

Lợn rừng giá cao

Những năm gần đây, mô hình nuôi lợn rừng đã và đang phát triển ở nhiều địa phương trong cả nước. Tại Nam Định, đã có nhiều hộ giàu lên nhờ loài động vật hoang dã này.

Ông Nguyễn Văn Sáng (xã Hải Xuân, huyện Hải Hậu) là người đầu tiên ở Nam Định chăn nuôi lợn rừng. Dòng lợn rừng mà gia đình ông đang nuôi thuộc dòng lợn rừng Thái lai Việt, chất lượng thịt thơm ngon.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm nuôi lợn rừng, ông Sáng cho biết, chăn nuôi lợn rừng vừa nhàn, vừa dễ nuôi, không tốn nhiều công chăm sóc, giá bán cao, ổn định. Nguồn thức ăn lại dễ tìm, chủ yếu cho ăn thân cây chuối, bã đậu và một số loại rau.

Trang trại của gia đình ông hiện đang nuôi khoảng 100 con lợn rừng, trong đó có gần 70 con lợn rừng thương phẩm bán dịp Tết, còn lại là lợn bố mẹ.

Để đáp ứng nguồn cung cho thị trường cuối năm, gia đình ông đã chuẩn bị gần 70 con lợn rừng thương phẩm, cân nặng từ 20 - 40kg/con. Hiện nay, đã có nhiều khách hàng đến xem lợn và đặt hàng. Khoảng 40 con lợn đã có khách đặt cọc tiền. 

Ông Sáng cho biết thêm, do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) nên nhiều gia đình nuôi lợn rừng không giữ được đàn nên thị trường lợn rừng năm nay trở nên khan hiếm. Hiện giá lợn rừng xuất bán trên thị trường đang dao động từ 160.000 - 180.000đ/kg (lợn hơi). So với cùng kỳ năm ngoái, giá bán đang cao hơn từ 10.000 - 15.000đ/kg hơi.

Vào dịp cuối năm, nguồn cung không đủ cầu. Ảnh: An Lãng.

Vào dịp cuối năm, nguồn cung không đủ cầu. Ảnh: An Lãng.

Cũng theo ông Sáng, thị trường đầu ra cho lợn rừng rất ổn định. Vào các tháng cuối năm, nguồn cung không đủ cầu. Ông Sáng dự kiến, khoảng giữa tháng 12 âm lịch, thì gia đình ông sẽ không còn lợn rừng thương phẩm để bán…

Tương tự, đàn lợn rừng 20 con của gia đình ông Trần Trọng Thắng (thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản) đã có nhiều khách hàng quen gọi điện thoại đặt mua. Ông Thắng cho biết, đàn lợn này ông đã nuôi từ tháng 3 đến nay. Do chủ yếu ăn thân cây chuối, rau, củ… nên trọng lượng chỉ đạt khoảng trên 30kg/con.

Với những ưu điểm vượt trội như giàu chất đạm, không có mỡ, da dầy, thịt thơm…, thịt lợn rừng được nhiều người mua về ăn hoặc làm quà biếu vào dịp Tết. Hiện thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài tỉnh.

Về giá bán, ông Thắng cho hay, hiện 1 kg lợn hơi bán dao động từ 175.000 - 180.000đ. Đến thời điểm sát Tết Nguyên đán, giá có thể cao hơn, vì nguồn cung khan hiếm, không có nhiều.

Chim trĩ đắt khách

Thời điểm này, bà Trịnh Thị Tuyết (xóm 7, xã Quyết Tiến, huyện Giao Thủy) đang bận rộn với công việc chăm sóc chim trĩ bán để chuẩn bị cung ứng cho thị trường cuối năm. Chim trĩ có vóc dáng thon, gọn, màu lông đẹp, chất lượng thịt không thua kém các dòng gà chọi, gà đồi…

Những năm gần đây, bà Tuyết luôn duy trì tổng đàn trên 2.000 con, trong đó khoảng 1.000 con chim trĩ trống thương phẩm, còn lại là chim bố mẹ. Trang trại của gia đình bà đã trở thành địa chỉ quen thuộc, tin cậy của nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh.

Chim trĩ của gia đình bà Tuyết sẵn sàng phục vụ tết. Ảnh: An Lãng.

Chim trĩ của gia đình bà Tuyết sẵn sàng phục vụ tết. Ảnh: An Lãng.

Bà Tuyết chia sẻ: Để có chim trĩ cung ứng ra thị trường vào đúng dịp Tết Nguyên đán, từ tháng 4 âm lịch, gia đình bà bắt đầu vào đàn mới để chăm sóc. Hiện gia đình bà đã bán được hơn 200 con trống thương phẩm cho khách hàng và sức mua bắt đầu tăng dần.

Hôm chúng tôi có mặt ở trang trại, bà Tuyết luôn tay nghe điện thoại nhận đơn đặt hàng mua chim trĩ của khách hàng quen từ xa. Để có thể giao hàng nhanh nhất cho khách hàng, bà Tuyết chủ yếu gửi chim trĩ theo xe khách.

Theo bà Tuyết, khách hàng mua chim trĩ có thể nuôi làm cảnh, làm quà biếu hoặc mua ăn vào dịp lễ, Tết. Do vậy, giá chim trĩ trống sẽ dao động từ 250.000 - 500.000đ/con, tùy theo vóc dáng, màu sắc, cân nặng.

“Cuối năm, nhiều khách hàng đặt chim trĩ để ăn Tết, làm quà biếu hoặc nuôi làm cảnh nên tôi rất bận. Nhờ chăn nuôi sạch, đảm bảo chất lượng nên người tiêu dùng rất tin tưởng nhà tôi”, bà Tuyết thổ lộ.

Bà Tuyết khẳng định, so với các loại gia cầm thì chim trĩ giá bán cao hơn, luôn ổn định. Với giá bán như hiện nay, gia đình bà Tuyết dự kiến sẽ thắng lợi vụ nuôi này. 

Cùng chung niềm vui, chị Nguyễn Thị Lành (xã Quyết Tiến, huyện Giao Thủy) nhận định, những năm gần đây thị trường đầu ra cho chim trĩ rất lớn. Vào dịp cuối năm, khách hàng mua chim trĩ thương phẩm liên tục, với số lượng nhiều.

Bản thân chị cũng đã có hơn 15 năm kinh nghiệm nuôi chim trĩ xanh, trĩ đỏ nên chị rất am hiểu thị trường chim trĩ. Nhiều năm qua, trang trại của gia đình chị chăn nuôi tốt, thu nhập cao. Nhờ vậy, đời sống của gia đình cũng khấm khá lên...

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.