| Hotline: 0983.970.780

Nuôi chồn hương, dân thành phố lãi trăm triệu đồng

Thứ Ba 28/05/2024 , 16:08 (GMT+7)

HÀ TĨNH Đầu tư hơn 3 tỷ đồng chăn nuôi chồn hương, cơ sở của anh Trần Thanh Tiệp, ở TP. Hà Tĩnh dự kiến thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Sau 1 năm nuôi thử nghiệm, đến nay trang trại của anh Trần Thanh Tiệp tăng đàn lên đạt gần 180 con chồn hương. Ảnh: Thanh Nga.

Sau 1 năm nuôi thử nghiệm, đến nay trang trại của anh Trần Thanh Tiệp tăng đàn lên đạt gần 180 con chồn hương. Ảnh: Thanh Nga.

Chồn hương là một loài động vật hoang dã, điều kiện để được cấp phép chăn nuôi đối tượng này khá khắt khe.

Tuy nhiên, giá trị kinhh tế chúng đem lại cho người nuôi rất cao nên khoảng 10 năm trở lại đây người dân Hà Tĩnh nói riêng, thành phố Hà Tĩnh nói chung mạnh dạn đầu tư vốn, học tập kỹ thuật để nuôi nhốt loài thú tỏa ra mùi hương hấp dẫn nhằm nâng cao thu nhập.

Tháng 6/2023, thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại theo Nghị quyết HĐND tỉnh Hà Tĩnh và HĐND thành phố Hà Tĩnh, phường Đại Nài rà soát, giao cho Hội Nông dân phối hợp, hướng dẫn hồ sơ thủ tục hỗ trợ anh Trần Thanh Tiệp (SN 1986) cùng người bạn đồng hành Phan Văn Hoàng, ở tổ dân phố 8 thực hiện mô hình nuôi nhốt giống chồn hương Campuchia và Cà Mau.

Có trong tay 300m2 đất, anh Tiệp đầu tư hơn 3 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng, mua 70 con chồn giống về nuôi thử nghiệm. Quá trình nuôi cho thấy, chồn sinh trưởng tốt, thích nghi thời tiết ở Hà Tĩnh; ít dịch bệnh.

“Nuôi chồn quan trọng nhất là phòng chống dịch bệnh nghiêm ngặt. Hơn nữa, đây là loài động vật hoang dã nên quá trình chúng sinh sản phải được yên tĩnh, tránh người lạ tiếp cận dẫn đến sảy thai hoặc chồn mẹ gây hại đến con”, anh Tiệp nói.

Theo anh, quy trình nuôi của trang trại luôn “nội bất xuất ngoại bất nhập”. Tuyệt đối không cho người lạ vào chuồng trong giai đoạn chồn đang mang thai. Khi chồn mẹ chuẩn bị sinh, anh đưa chúng sang một khu nuôi khác yên tĩnh hơn nhằm giảm strees cho cả mẹ và con.

Ngoài ra, để nuôi chồn đạt hiệu quả cao, người nuôi cần chú ý các bệnh về đường ruột và theo dõi kỹ vào mùa phối giống. Tại các thời điểm này, người nuôi phải vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, tiêm phòng đầy đủ cũng như cung cấp chế độ ăn nhiều dinh dưỡng hơn ngày thường.

Nguồn thức ăn như: trứng gà, cá, chuối, ốc… trên địa bàn TP. Hà Tĩnh rất dồi dào. Bà con không dùng biện pháp BVTV trên thức ăn nên rất phù hợp để mở rộng mô hình.

Việc nuôi thành công chồn hương tại phường Đại Nài mở ra hướng đi mới cho việc tái cơ cấu chăn nuôi của thành phố Hà Tĩnh theo hướng giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ảnh: Thanh Nga.

Việc nuôi thành công chồn hương tại phường Đại Nài mở ra hướng đi mới cho việc tái cơ cấu chăn nuôi của thành phố Hà Tĩnh theo hướng giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ảnh: Thanh Nga.

Qua theo dõi, chồn hương nuôi khoảng 10 tháng tuổi là có khả năng sinh sản (trung bình 2 lứa/năm). Sau 1 năm vừa nuôi vừa đúc rút kinh nghiệm, đến nay anh Tiệp đã nhân đàn lên đạt gần 170 con.

Giá bán bình quân 1 cặp chồn baby từ 10 - 12 triệu đồng, chồn đực chiến 30 triệu đồng/con, chồn cái sinh sản có giá từ 15 - 20 triệu đồng/con, dự kiến mỗi năm anh Tiệp có thể thu lãi hàng trăm triệu đồng.

“Con số doanh thu, lợi nhuận đang là ước lượng, hiện chúng tôi đang tiếp tục nhân đàn chứ chưa xuất bán. Khoảng cuối năm nay hoặc đầu năm 2025 trang trại sẽ bán đồng loạt, đồng thời chuyển giao kỹ thuật nuôi cho bà con có nhu cầu học tập kinh nghiệm”, anh Phan Văn Hoàng tiếp lời người cộng sự.

Ông Trần Trọng Dũng, Bí thư Đảng ủy phường Đại Nài cho rằng, việc nuôi thành công chồn hương tại trang trại hộ anh Tiệp đã mở ra hướng đi mới trong việc tái cơ cấu ngành chăn nuôi của phường Đại Nài nói riêng, thành phố Hà Tĩnh nói chung theo hướng an toàn dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Để giảm thiểu dịch bệnh, người nuôi cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Ảnh: Thanh Nga.

Để giảm thiểu dịch bệnh, người nuôi cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Ảnh: Thanh Nga.

Đây cũng là tiền đề để TP Hà Tĩnh xóa bỏ dần chăn nuôi gia súc như trâu bò, lợn nông hộ sang nuôi các giống vật nuôi mới, có giá trị kinh tế cao và thân thiện với môi trường trong khu dân cư.

“Mặc dù đã lên phường 20 năm nhưng hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân Đại Nài vẫn đang được chú trọng. Hiện quỹ đất cũng như nguồn thức ăn sẵn có rất dồi dào nên sắp tới chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình nuôi chồn hương cho bà con toàn phường”, ông Dũng thông tin.

Xem thêm
Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.

Lào Cai: Hỗ trợ hơn 10 tỷ đồng trồng 600 ha trồng rừng gỗ lớn

UBND tỉnh Lào Cai vừa phê duyệt dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất loài cây gỗ lớn khoảng 600 ha trên địa bàn huyện Bảo Thắng năm 2024 - 2025.