| Hotline: 0983.970.780

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Thứ Sáu 25/04/2025 , 10:42 (GMT+7)

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Từ chiếc máy ủi đến tỷ phú cá tra

Bà Nguyễn Thị Lý (61 tuổi) là một trong những điển hình thành công trong nghề nuôi cá tra ở khóm 2, thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.

Với 22 ao nuôi cá tra, tổng diện tích mặt nước nuôi lên đến 60ha, bà Lý không chỉ là một trong những hộ nuôi cá liên kết với doanh nghiệp thành công, mà còn là người đi tiên phong, gắn bó chặt chẽ với ngành thủy sản. Qua những thăng trầm, từ những khó khăn ban đầu cho đến thành quả rực rỡ như hôm nay, bà đã trở thành nữ tỷ phú cá tra ở vùng Đất Sen Hồng.

Bà Nguyễn Thị Lý (ảnh giữa) trao đổi với cán bộ Ngân hàng Agribank Đồng Tháp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bà Nguyễn Thị Lý (ảnh giữa) trao đổi với cán bộ Ngân hàng Agribank Đồng Tháp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cuộc đời của bà Lý không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Sinh ra và lớn lên ở miền Trung, bà phải trải qua nhiều khó khăn. Bà kể, lúc ban đầu, gia đình nghèo khó, cuộc sống không dễ dàng chút nào, nhưng bà không chịu khuất phục, quyết tâm vươn lên, tìm cách làm giàu. Sau khi hoàn thành việc học kế toán tại tỉnh Vĩnh Long, bà Lý cùng chồng và con cái quyết định chuyển vào Đồng Tháp lập nghiệp.

Bà khởi nghiệp trong nghề thủy sản bằng cách mua máy ủi, làm thuê cho các hộ dân trong vùng Đồng Tháp Mười. Những ngày đầu, bà và chồng cùng nhau làm việc vất vả, đi ủi đất, mở ao cá cho các hộ nuôi trong tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Long An. Không bao lâu, gia đình bà đã mua thêm, nâng số máy móc đến 50 máy ủi đất và sáng cạp để đi làm dịch vụ.

Đến năm 2018, bà tích lũy đủ tiền để bắt đầu mua đất, tự đào ao nuôi cá tra. Từ những năm đầu nuôi cá tra chủ yếu theo cách thủ công, về sau, bà luôn không ngừng tìm tòi, học hỏi những kỹ thuật tiên tiến để nâng cao hiệu quả, đảm bảo chất lượng xuất khẩu sang nước ngoài.

Một trong những mục tiêu của bà Nguyễn Thị Lý là sản xuất cá tra theo tiêu chuẩn VietGAP, nhằm phục vụ thị trường xuất khẩu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Một trong những mục tiêu của bà Nguyễn Thị Lý là sản xuất cá tra theo tiêu chuẩn VietGAP, nhằm phục vụ thị trường xuất khẩu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Với quyết tâm và nỗ lực không ngừng, bà Lý đầu tư mạnh mẽ vào nghề nuôi cá tra. Nữ tỷ phú chia sẻ, trong những năm đầu, số vốn bỏ ra chủ yếu là vay mượn từ Ngân hàng Agribank chi nhánh Đồng Tháp. Khoản vay 20 tỷ đồng đã giúp bà có bệ đỡ vững chắc để phát triển nghề nuôi cá tra.

Nhờ đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đồng thời áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, bà Lý đã dần cải thiện chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn xuất khẩu. Hiện nay, các ao của bà đều đạt chứng nhận VietGAP và được cấp mã số điện tử để nhận diện cho vùng nuôi cá - một tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm thủy sản.

Bà Lý còn là một trong những hộ nuôi cá liên kết với các doanh nghiệp lớn như: Hoàng Long, Vĩnh Hoàng… để cung cấp thức ăn và tiêu thụ sản phẩm. Mô hình liên kết này giúp nữ tỷ phú Đất Sen Hồng giảm bớt rủi ro cũng như đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm của mình.

Theo bà Lý, việc liên kết với doanh nghiệp không chỉ giúp ổn định nguồn cung cấp thức ăn mà còn đảm bảo giá trị thương mại của cá tra.

“Mỗi vụ cá, tôi lãi từ 2,6-3 tỷ đồng/mỗi ao rộng 2ha; tổng lợi nhuận hằng năm từ các ao cá của gia đình tôi là trên 60 tỷ đồng", bà tự hào chia sẻ.

Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, giá cá tra có sự biến động lớn, nhưng nhờ vào mô hình liên kết, bà Lý có thể đón nhận những biến động này mà không bị ảnh hưởng quá lớn đến lợi nhuận. Sau khi trừ các chi phí, bà Lý vẫn duy trì được một nguồn thu nhập ổn định và có lợi nhuận cao từ nghề nuôi cá.

Thu hoạch cá tra để phục vụ xuất khẩu tại vùng nuôi của gia đình bà Nguyễn Thị Lý. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thu hoạch cá tra để phục vụ xuất khẩu tại vùng nuôi của gia đình bà Nguyễn Thị Lý. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nuôi cá tra theo VietGAP để xuất khẩu

Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thành công của bà Lý chính là sự hỗ trợ kịp thời từ các tổ chức tín dụng. Nhờ có sự hỗ trợ về vốn từ ngân hàng, nhất là Agribank, bà mới có thể duy trì và phát triển nghề nuôi cá một cách ổn định và hiệu quả.

Cụ thể, nhờ nguồn vốn vay ưu đãi, bà Lý có điều kiện đầu tư mở rộng quy mô vùng nuôi lên hàng chục ao. Thêm vào đó, bà được hỗ trợ tài chính để đầu tư thiết bị máy móc hiện đại, đưa khoa học công nghệ vào việc nuôi cá tra thương phẩm nhằm giúp cải thiện chất lượng cá tra và từng bước vươn lên làm giàu từ nghề nuôi cá.

Mặc dù hiện tại gia đình bà đang sở hữu hàng chục hecta đất lúa khác, bà vẫn mong muốn đầu tư thêm vào các hạng mục mở rộng ao nuôi cá tra và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Bà Lý luôn tìm kiếm cơ hội phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất. Một trong những mục tiêu đó là sản xuất cá tra theo tiêu chuẩn VietGAP và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Có thể nói, bà Nguyễn Thị Lý là tấm gương sáng trong việc khởi nghiệp và xây dựng thành công từ nghề nuôi cá tra. Với sự hỗ trợ từ ngân hàng, tinh thần kiên trì, quyết tâm và áp dụng các mô hình liên kết với doanh nghiệp, bà Lý đã vượt qua mọi khó khăn để đạt được thành công và trở thành gương phụ nữ sản xuất nông nghiệp giỏi.

Theo bà Lý, bình quân mỗi vụ cá trong năm 2025 lãi từ 2,6-3 tỷ đồng/mỗi ao rộng 2ha. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo bà Lý, bình quân mỗi vụ cá trong năm 2025 lãi từ 2,6-3 tỷ đồng/mỗi ao rộng 2ha. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đúng như ông Trần Thanh Nam, Chủ tịch UBND huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, nhận xét: Thành công của bà Nguyễn Thị Lý trong nghề nuôi cá tra là một minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ và khả năng thích ứng với thay đổi của ngành thủy sản. Dù bắt đầu từ một gia đình nghèo khó, bà Lý đã không ngừng học hỏi, đầu tư và kiên trì, từ đó xây dựng một quy trình nuôi cá tra vững mạnh.

Với mô hình nuôi cá liên kết và sự hỗ trợ từ các tổ chức tín dụng, bà đã khẳng định vị thế của mình trong ngành thủy sản, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế lớn cho gia đình và cộng đồng xung quanh. Đặc biệt, bà Lý đã tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương có công ăn việc làm ổn định.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Doanh nghiệp cạn vốn

ĐIỆN BIÊN Doanh nghiệp cạn vốn, người dân thiếu quyết tâm, kiên trì nên dù tiềm năng lớn nhưng con đường phát triển cây mắc ca ở huyện Điện Biên còn lắm chông gai.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

16.000 ha rừng Ba Chẽ được cấp chứng chỉ bền vững

QUẢNG NINH Việc cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) mang lại nhiều lợi ích cho người dân, giá trị gỗ được tăng thêm, nâng cao được thu nhập trên đơn vị diện tích.