| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp công nghệ cao về vùng cao

Thứ Ba 26/10/2021 , 08:30 (GMT+7)

LÀO CAI Nhờ đầu tư công nghệ cao, HTX Lùng Phình (huyện Bắc Hà, Lào Cai) đã chủ động sản xuất nhiều loại rau ôn đới và dây tây trái vụ, thu hút đông đảo du khách...

Hút khách du lịch

Huyện Bắc Hà (Lào Cai) có điều kiện để phát triển nhiều loại cây trồng theo hướng công nghệ cao như các loại rau trái vụ, cây dược liệu hoặc cây ăn quả ôn đới. Những năm gần đây, một số đơn vị đã mạnh dạn đầu tư công nghệ cao vào sản xuất.

Giống dây tây Hàn Quốc được trồng trên giá thể tại HTX Nông nghiệp Công nghệ cao Lùng Phình. Ảnh: Đăng Hải.

Giống dây tây Hàn Quốc được trồng trên giá thể tại HTX Nông nghiệp Công nghệ cao Lùng Phình. Ảnh: Đăng Hải.

HTX Nông nghiệp Công nghệ cao Lùng Phình ở thôn Tả Chải, xã Lùng Phình (huyện Bắc Hà) đã đầu tư làm nhà màng để trồng dâu tây và các loại rau củ trái vụ. Cùng với việc mở rộng quy mô, HTX đã chủ động đăng ký, cấp xác nhận sản xuất đảm bảo ATTP, tạo điều kiện ký kết các hợp đồng tiêu thụ trong hệ thống các siêu thị trên cả nước.

Từ khi bắt đầu triển khai dự án, HTX Nông nghiệp Công nghệ cao Lùng Phình ứng dụng công nghệ cao trên 10.000 m2, dựng nhà màng che phủ để tổ chức sản xuất hai chuỗi sản phẩm chính là dâu tây và rau củ quả trái vụ.

Hai chuỗi nông sản này tạo ra sản phẩm đặc trưng địa phương cung cấp cho thị trường và thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm sản xuất nông nghiệp tại cao nguyên Bắc Hà.

Tại khu vực HTX tổ chức sản xuất, đơn vị đã gửi mẫu đất, nước để phân tích, đánh giá về mức độ an toàn, dư lượng hóa chất tồn dư trong đất cũng như các chỉ số lý hóa khác, đảm bảo để phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch.

Cải xoăn kale hữu cơ, cho năng suất và chất lượng cao vì được trồng theo công nghệ cao. Ảnh: Đăng Hải.

Cải xoăn kale hữu cơ, cho năng suất và chất lượng cao vì được trồng theo công nghệ cao. Ảnh: Đăng Hải.

Cây dâu tây bắt đầu trồng từ tháng 9, sau đó chăm sóc để cuối tháng 11 cho ra hoa. Nhiệt độ cho dâu tây phát triển tốt nhất là từ 7 - 30 độ C. Trong đó, giai đoạn phân hóa chồi non ra hoa nhiệt độ từ 15 - 24 độ C cây sẽ cho quả.

"Giống dâu tây HTX trồng áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel và áp dụng công nghệ chăm sóc của Hàn Quốc. Cây được trồng trên giá thể và dưới đất, sử dụng phân hữu cơ và tảo biển để cây sinh trưởng tốt nhất”, ông Nguyễn Duy Giang, Giám đốc HTX cho biết.

Trong khi đó, sản phẩm cải xoăn kale của HTX do thời tiết thuận lợi, được chăm sóc trong điều kiện tốt nhất, loại rau này cho thu đến cuối tháng 11 hàng năm. Loại cải này chỉ tốn công trồng một lần một năm, khoảng thời gian còn lại dành cho việc chăm sóc và thu hái sản phẩm lá. Toàn bộ diện tích trồng cải được áp dụng phương thức trồng hữu cơ và áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt của Israel trong canh tác.

Công nghệ cao về với vùng cao 

Làm việc tại HTX, nông dân không chỉ có thêm thu nhập mà còn học hỏi được kỹ thuật về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong nhà màng, các hệ thống tưới hiện đại của nước ngoài.

Ông Giàng Sinh Hoà cho biết, bình thường, gia đình ông cũng trồng loại rau này, tuy nhiên thực tế việc trồng theo công nghệ cao cho hiệu quả cao hơn, rau sạch, đảm bảo chất lượng...

Theo ông Đỗ Anh Sơn, Chủ tịch UBND xã Lùng Phình, các HTX đầu tư sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đã tạo công ăn việc làm, thu nhập, đóng bảo hiểm cho bà con. Những mô hình nông nghiệp công nghệ cao còn giúp bà con học tập, nhân rộng, trước mắt là sản xuất tại gia đình.

Các loại rau của HTX cho chất lượng rất tốt, thu hút đông đảo khách hàng. Ảnh: Đăng Hải.

Các loại rau của HTX cho chất lượng rất tốt, thu hút đông đảo khách hàng. Ảnh: Đăng Hải.

Trên cơ sở đó, bà con sẽ vận dụng nguồn lực kinh tế của hộ gia đình để có thể phát triển những mô hình tương tự. Ngoài ra, còn thu hút được du khách thập phương đến tham quan, trải nghiệm làm nông nghiệp công nghệ cao với các sản phẩm an toàn, được thị trường ưa chuộng.

Toàn bộ khâu kỹ thuật trồng dâu tây, trồng cải xoăn kale của HTX đều tuân thủ các quy trình nghiêm ngặt, luôn được giám sát bởi nhân viên kỹ thuật chính và được các kỹ sư nông nghiệp tư vấn, đảm bảo sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng về ATTP.

Trên mỗi hộp sản phẩm của HTX Công nghệ Cao Lùng Phình đều có tem để dễ dàng truy xuất nguồn gốc và có mã số cho sản phẩm...

Ông Nguyễn Xuân Giang, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Bắc Hà đánh giá cao cơ sở này, đặc biệt liên quan các yếu tố đảm bảo vệ sinh ATTP.  Với việc có thêm chuỗi sản phẩm rau củ trái vụ và dâu tây của HTX Nông nghiệp Công nghệ cao Lùng Phình, đã góp phần làm phong phú thêm các chuỗi nông sản an toàn trên địa bàn huyện..

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.