| Hotline: 0983.970.780

Nguyên nhân thời tiết khác biệt trong cùng hoàn lưu bão số 3

Thứ Ba 22/07/2025 , 13:58 (GMT+7)

Sáng 22/7, dù cùng chịu ảnh hưởng của bão số 3 nhưng thời tiết các khu vực khác nhau lại khác biệt rõ rệt: Có nơi mưa to gió lớn, có nơi lại hửng nắng.

Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia (Cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Nông nghiệp và Môi trường) lý giải: Không phải tất cả các đám mây trong hoàn lưu bão đều gây mưa. Trong hệ thống mây bão có nhiều tầng mây, trong đó mây tầng cao nhiều khi chỉ che nắng. Do đó, có những khu vực dù bị mây phủ vẫn không có mưa, hoặc có lúc mưa gián đoạn rồi tạnh.

Không phải tất cả mây trong hoàn lưu bão đều gây mưa

Cập nhật lúc 11h trưa 22/7, vị trí tâm bão số 3 nằm trên khu vực các tỉnh Hưng Yên – Ninh Bình, với cường độ cấp 8 (62–74km/h), giật cấp 10.

Dù trong thời gian bão ảnh hưởng, nhiều khu vực tại thủ đô Hà Nội không mưa, trời nhiều mây và có thời điểm trời hửng nắng như ở sân bay Nội Bài, xã Quang Minh. Trong khi phía Nam Hà Nội như xã Hòa Xá lại có mưa nhỏ, các quận nội thành gió lớn và mưa gián đoạn.

Tại vùng ven biển địa phương bão đổ bộ là Hưng Yên, Ninh Bình, trước khi bão vào trời có lúc hửng nắng, sau đó mới có gió mạnh, mưa lớn, sóng biển cao vài mét. Cùng mọi tỉnh nhưng sâu trong đất liền thời tiết có thể nói là khá đẹp, trời nhiều mây.

Ven biển Hưng Yên hửng nắng dù chuẩn bị đón bão vào sáng 22/7. Ảnh: Hồng Quang/Tuổi trẻ online.

Ven biển Hưng Yên hửng nắng dù chuẩn bị đón bão vào sáng 22/7. Ảnh: Hồng Quang/Tuổi trẻ online.

Ông Hoàng Phúc Lâm cho biết: Dù cùng trong một hệ thống hoàn lưu bão, sự khác biệt về lượng mưa, gió mạnh và mức độ nguy hiểm là điều phổ biến. Có nơi gió giật cấp 8–9, gây tốc mái, đổ cây; có nơi trời chỉ nhiều mây, không mưa và thậm chí nắng nhẹ.

Bão số 3 có đặc điểm phần mây dông gây mưa tập trung về phía Nam nên khi tâm bão đã đi vào đất liền, hoàn lưu bão vẫn gây ra mưa to đến rất to, đặc biệt ở các tỉnh phía Nam như Thanh Hóa, Nghệ An. Lượng mưa phổ biến tại đây trong ngày và đêm nay có thể lên tới 150–300mm, thậm chí cao hơn.

Trong khi đó, các địa phương nằm ở phần Bắc hoàn lưu bão như Hà Nội và vùng Đông Bắc Bộ, mưa đã giảm dần so với ngày và đêm 21/7. Lưu ý mưa còn tiếp diễn nhưng xảy ra gián đoạn: Lúc mưa nhỏ, lúc tạnh, có nơi không mưa suốt nhiều giờ.

screenshot-2025-07-22-120920-121104_308

Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, những khu vực phản hồi màu cam đỏ trên ảnh radar thể hiện mây dông phát triển mạnh, mưa lớn. Ảnh: Trung Nguyên. 

Để biết khu vực mình sinh sống có mưa dông hay không, ông Hoàng Phúc Lâm khuyến nghị người dân theo dõi bản đồ radar thời tiết trên trang web https://iweather.gov.vn/. Trên radar, vùng có mây dông mạnh, kèm mưa lớn và sét sẽ hiển thị màu cam hoặc đỏ. Những vùng màu xám – đen gần như không có phản hồi radar, cho thấy trời đang hửng nắng hoặc chỉ nhiều mây. Vùng màu xanh, xanh nhạt là mưa nhỏ, mưa vừa.

Đặc biệt, hệ thống radar thời tiết hiện nay cập nhật dữ liệu mới mỗi 10 phút, giúp người dân theo dõi gần như theo thời gian thực. Ngoài radar mưa, dữ liệu vệ tinh còn cho thấy vị trí và mật độ sét trong vòng một giờ qua – yếu tố rất quan trọng trong việc nhận diện các vùng có nguy cơ dông mạnh, mưa lớn kèm nguy hiểm như lốc xoáy hoặc sét đánh.

Gió giảm, mưa lớn tăng và nguy cơ sạt lở, nước dâng ven biển

Đại diện Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, khoảng từ trưa nay, gió ở khu vực ven biển sẽ giảm dần về dưới cấp 6. Với hướng di chuyển hiện tại chủ yếu, ảnh hưởng của bão chủ yếu là mưa lớn và gió mạnh, vùng mưa chuyển dần về vùng núi Thanh Hóa, Nghệ An và sau đó sang thượng Lào.

Dự báo trong ngày và đêm 22/7, khu vực phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An tiếp tục mưa to đến rất to (100–200mm, có nơi  trên 300mm). Những khu vực khác như Bắc Bộ và Hà Tĩnh có mưa vừa, có nơi trên 100mm.

Về nước dâng, khu vực ven biển từ Hưng Yên đến Quảng Ninh ghi nhận mực nước dâng 0,5–1m. Mực nước cao nhất trong trưa – chiều nay tại Hòn Dấu (Hải Phòng) từ 3,6–4,1m, Cửa Ông (Quảng Ninh) lên đến 4,8m. Nguy cơ ngập úng ven biển và cửa sông vào trưa – chiều là rất cao.

Mặt khác, khu vực trung du miền núi sau khi gió bão đi qua sẽ rất dễ xảy ra lũ quét, sạt lở do mưa lớn kéo dài. Vùng núi phía Tây các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa và phía Nam đồng bằng Bắc Bộ cần hết sức lưu ý. Đặc biệt, mưa cực đoan thời đoạn ngắn lên tới hàng trăm mm trong 1 giờ có thể kích hoạt thiên tai rất nhanh, bất ngờ. Bà con sống bên các sườn đồi núi, sông suối cần tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan chức năng phòng chống thiên tai, sơ tán khỏi vùng có nguy cơ khi có yêu cầu. 

Xem thêm
Khách hàng Thanh Hóa đổ xô 'săn' ưu đãi chưa từng có để lên đời xe điện VinFast

Những ngày cuối tuần 18-20/7, Quảng trường Lam Sơn (Thanh Hóa) sôi động hơn bao giờ hết với hàng nghìn người dân đổ về sự kiện 'Vi vu muôn ngả - Phủ xanh Việt Nam' do VinFast tổ chức.

Hành trình xanh của doanh nghiệp Việt

Nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã và đang từng bước thể hiện vai trò tiên phong, hành động cụ thể, bền bỉ để lan tỏa hành trình xanh.

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Quốc hội thông qua 5 đạo luật nhằm tháo gỡ điểm nghẽn trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Sơn La ban hành giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH

UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành quyết định quy định mức giá cụ thể, tối đa đối với một số công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh.

Bình luận mới nhất