| Hotline: 0983.970.780

Người trồng sắn thắp lên hy vọng vì tìm được giống mới

Thứ Ba 29/12/2020 , 14:06 (GMT+7)

Với sự vào cuộc của Bộ NN&PTNT và sự nỗ lực của các ngành chức năng, giống sắn sạch bệnh đã dần lộ diện, thắp lại niềm hy vọng cho người trồng sắn...

Nguyên nhân bùng dịch khảm lá sắn

Theo Cục BVTV, ngay từ tháng 3/2020, cả nước ghi nhận 22 tỉnh, thành phố có sự xuất hiện và gây hại của bệnh khảm lá sắn, với diện tích nhiễm hơn 54.444 ha. Sang tháng 5, khảm lá sắn từ miền Nam đi ngược ra Bắc, lây lan tại 2 tỉnh Hòa Bình và Lào Cai. Đến nay, cả nước có 24 tỉnh  đã từng bị nhiễm bệnh khảm lá, với diện tích gần 52.180 ha; tăng gần 22.964 ha so cùng kỳ.

Anh Huỳnh Trung Hiếu bên ruộng sắn của gia đình. Ảnh: Trần Trung.

Anh Huỳnh Trung Hiếu bên ruộng sắn của gia đình. Ảnh: Trần Trung.

Anh Huỳnh Trung Hiếu (xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh) là một trong những nông dân có thâm niên canh tác cây sắn hàng chục năm qua cho biết, dịch bệnh khảm lá sắn khiến nông dân lao đao do năng suất, sản lượng giảm. Bản thân anh, sau 2 mùa trồng sắn đều bị bệnh khảm lá, để “sống chung với lũ”, anh tìm mua cây giống ở những địa phương chưa bị bệnh, đồng thời, chọn những giống mì dù khi trồng vẫn nhiễm bệnh nhưng cho năng suất cao để canh tác.

Cũng theo anh Hiếu, hiện nay củ sắn tươi có giá dao động khoảng 3.000 đồng/kg, 1 ha sắn dù bị bệnh khảm lá vẫn cho năng suất khoảng 30 tấn khi thu hoạch, sau khi trừ các chi phí chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển... người trồng vẫn còn lãi khoảng hơn 30 triệu đồng/ha. Do đó, anh cũng như nhiều người khác vẫn chọn trồng mì.

Cây sắn là cây trồng chủ lực của bà con nông dân tỉnh Tây Ninh. Ảnh: Trần Trung.

Cây sắn là cây trồng chủ lực của bà con nông dân tỉnh Tây Ninh. Ảnh: Trần Trung.

Ông Đỗ Văn Vấn – Giám đốc Trung tâm BVTV phía Nam cho biết thêm, nguyên nhân khác khiến cho bệnh khảm lá trên cây sắn thời gian qua chủ yếu là do mùa vụ sản xuất của cây sắn diễn ra liên tục, tạo thuận lợi cho việc lây nhiễm chéo dịch bệnh. Bên cạnh đó, có tình trạng khan hiếm nguồn giống sạch bệnh cung cấp cho sản xuất đại trà, trong khi người dân có thói quen tái sử dụng giống đã trồng cũng làm tăng nguy cơ lây lan.

Quyết liệt tìm giống mới

Theo ông Vấn, từ lúc dịch bệnh xuất hiện tới nay, hầu hết các tỉnh đều có ban chỉ đạo phòng chống khảm lá cũng như nhiều mô hình sản xuất bằng giống sắn sạch bệnh được xây dựng. Tuy nhiên, kết quả vẫn không như mong muốn.

Đơn cử, tại Quảng Ngãi, Công ty Chế biến nông sản tỉnh Quảng Ngãi đã hỗ trợ nông dân 1 tỷ đồng mua giống sắn trồng tại huyện Sơn Hà với diện tích 6.000 ha. Tuy nhiên, do không kiểm soát được đầu vào nên vẫn bị bệnh gây hại. Còn tại Quảng Trị, mô hình theo dõi các vườn sắn tại HTX Tích Tường (TX Quảng Trị) bằng giống KM94 và KM140 có tỷ lệ nhiễm bệnh từ 30 - 90%, cục bộ 100%. Còn tại thủ phủ sắn Tây Ninh, rất nhiều mô hình cũng đã triển khai từ năm 2018 đến nay trên các giống KM94, KM140 nhưng đều cho tỷ lệ nhiễm bệnh rất cao, không thu hồi và sử dụng cây sắn trên ruộng để làm giống.

Biểu hiện bệnh khảm lá trên cây sắn. Ảnh: Trần Trung.

Biểu hiện bệnh khảm lá trên cây sắn. Ảnh: Trần Trung.

Ông Đỗ Văn Vấn chia sẻ thêm, nỗ lực xây dựng mô hình phòng chống dịch bệnh thời gian qua thực tế không phải không mang lại kết quả. Đơn cử như 2 mô hình quản lý giống sắn sạch bệnh ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) đang triển khai rất tốt việc quản lý tốt bọ phấn, cây sắn không nhiễm bệnh. Hai mô hình này sử dụng giống KM140 với diện tích là 70ha đã cho thu hoạch với năng suất đạt 25 - 30 tấn/ha, chữ bột củ sắn tươi đạt từ 27 - 28%, không bị nhiễm khảm lá. Mô hình đã có nguồn giống để lại cho vụ Hè Thu năm 2020 với diện tích hơn 300 ha.

Những tín hiệu khả quan

Đặc biệt mới đây, qua khảo nghiệm trên tổng số 157 dòng giống sắn nhập nội và hơn 250 dòng giống sắn trong nước, Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam đã thu được 8 dòng/giống có sức kháng bệnh khá, năng suất và tinh bột đều vượt trội so với các giống đối chứng tốt nhất hiện nay.

Theo đó, tám dòng giống mới này gồm: C4, C9, C36, C48, C97, HN3, HN4, HN5; năng suất ước đạt từ 38 - 64 tấn/ha,  hàm lượng tinh bột đạt từ 26 - 30%. Đáng chú ý, có một dòng C97 đạt cao ở cả ba chỉ tiêu: năng suất (54 tấn/ha), tinh bột (27,5%), kháng bệnh (100%).

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh kiểm tra các giống sắn sạch bệnh được khảo nghiệm tại Tây Ninh. Ảnh: Trần Trung.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh kiểm tra các giống sắn sạch bệnh được khảo nghiệm tại Tây Ninh. Ảnh: Trần Trung.

Giáo sư Lê Huy Hà, nguyên Viện trưởng Viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, trong bối cảnh các giống đều bị nhiễm khảm lá thì việc tìm ra các giống mới là thông tin rất mừng cho nông dân trồng sắn trên cả nước.

Phát biểu tại cuộc họp ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống bệnh khảm lá sắn được diễn ra tại tỉnh Tây Ninh vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Trần Văn Chiến cho rằng, sắn là cây chủ lực của tỉnh Tây Ninh. Hiện hơn phân nửa các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất chế biến sắn của cả nước nằm trên địa bàn tỉnh, giải quyết việc làm cho 15.000 lao động địa phương, đóng góp không nhỏ vào phát triển kinh tế và an ninh nông thôn.

Trong lúc các nông sản khác như mía, cao su xuống giá thì cây sắn vẫn là lựa chọn tối ưu. Chính vì vậy, bên cạnh sự vào cuộc của ngành chức năng, ông Chiến kêu gọi toàn thể các doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm đồng hành cùng nông dân trong việc kiểm soát dịch bệnh.

Xem thêm
Nuôi 300 con dúi, 300 gà đen mang lại doanh thu nửa tỷ đồng

ĐỒNG THÁP Tổng thu nhập từ đàn dúi 300 con và đàn gà đen 300 con đem về cho anh Huỳnh Văn Hiếu ở Đồng Tháp khoảng nửa tỷ đồng mỗi năm.

Phát hiện 33 con bò mắc bệnh lở mồm long móng

QUẢNG NGÃI Phát hiện 33 con bò của 17 hộ dân có triệu chứng bệnh lở mồm long móng, xã Đăk Plô (tỉnh Quảng Ngãi) đã khẩn trương khoanh vùng, kiểm soát, không để dịch lan rộng.

Trồng xen ca cao trong vườn dừa, lợi đôi đường

VĨNH LONG Mô hình này tận dụng hiệu quả diện tích, cải thiện hệ sinh thái đất, duy trì độ ẩm, giảm xói mòn rửa trôi, năng suất dừa cũng tăng so với trồng chuyên canh.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Đọc nhiều nhất

Bình luận mới nhất