| Hotline: 0983.970.780

Người nuôi thủy sản Thái Bình chuẩn bị kỹ cho vụ nuôi mới

Thứ Ba 19/03/2024 , 06:03 (GMT+7)

Các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình đang khẩn trương cải tạo hệ thống ao đầm, lồng bè…, sẵn sàng thả nuôi vụ mới vào tháng 4.

Theo kế hoạch, vụ xuân hè năm 2024, toàn tỉnh Thái Bình cải tạo hơn 12.400ha ao, đầm nuôi trồng thủy sản (NTTS). Để đảm bảo công tác chuẩn bị đạt hiệu quả cao nhất, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tích cực thông tin, hướng dẫn người dân kỹ thuật, lịch thời vụ thả nuôi để chủ động đưa ra phương án phù hợp.

Người dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình đang khẩn trương cải tạo, vệ sinh ao đầm nuôi trồng thủy sản, chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho việc thả nuôi vụ xuân hè 2024. Ảnh: Trung Quân.

Người dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình đang khẩn trương cải tạo, vệ sinh ao đầm nuôi trồng thủy sản, chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho việc thả nuôi vụ xuân hè 2024. Ảnh: Trung Quân.

Ông Hoàng Minh Giang, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản Thái Bình cho biết, năm 2024, tổng diện tích NTTS toàn tỉnh hơn 15.600ha (nước lợ hơn 3.500ha, nước mặn hơn 3.100ha, nước ngọt hơn 8.900ha). Sản lượng thủy sản phấn đấu đạt 297.000 tấn (khai thác 104.000 tấn, nuôi trồng 193.000 tấn). Giá trị sản xuất NTTS ước đạt hơn 6.000 tỷ đồng.

Để hoàn thành mục tiêu trên, các cơ quan chuyên môn và địa phương tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các hộ tập trung cải tạo ao đầm, bãi triều, lồng bè theo đúng kỹ thuật. Khuyến cáo người dân thực hiện tốt lịch thời vụ, quy trình kỹ thuật nuôi, phòng tránh một số bệnh gây hại. Khi thời tiết ổn định, nhiệt độ trên 20 độ C sẽ tiến hành thả giống, thời gian thả tập trung từ ngày 10 - 30/4.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý vật tư đầu vào phục vụ NTTS; tổ chức kiểm tra, rà soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, ương dưỡng con giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường. Các cơ sở sản xuất giống chuẩn bị điều kiện cung ứng con giống bảo đảm chất lượng cho người nuôi…

Đến nay, diện tích NTTS đã cải tạo đạt hơn 6.000ha (bằng trên 50% diện tích). Trong đó, diện tích nuôi nước mặn thu hoạch đến đâu cải tạo đến đó; lồng bè nuôi được thực hiện vệ sinh ngay sau khi thu hoạch để thả nuôi vụ mới.

Theo Chi cục Thủy sản Thái Bình, khi thời tiết ổn định, nhiệt độ trên 20 độ C sẽ tiến hành thả giống, thời gian thả tập trung từ ngày 10 - 30/4. Ảnh: Trung Quân.

Theo Chi cục Thủy sản Thái Bình, khi thời tiết ổn định, nhiệt độ trên 20 độ C sẽ tiến hành thả giống, thời gian thả tập trung từ ngày 10 - 30/4. Ảnh: Trung Quân.

Tại huyện Thái Thụy, Phòng NN-PTNT huyện cho biết tổng diện tích NTTS toàn huyện hơn 4.000ha. Theo kế hoạch, huyện sẽ hoàn thành cải tạo ao đầm trước ngày 15/3, bắt đầu xuống giống từ đầu tháng 4.

Để vụ NTTS xuân hè năm nay đạt hiệu quả, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành liên quan, xã, thị trấn tăng cường đôn đốc, hướng dẫn các hộ thực hiện tốt việc cải tạo ao đầm; xây dựng kế hoạch sản xuất NTTS phù hợp với tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương. Bên cạnh đó, phối hợp với cơ quan chuyên môn kiểm tra việc chấp hành quy định về phòng, chống dịch bệnh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản; khuyến cáo các hộ chú trọng kiểm soát chặt chẽ nguồn con giống bảo đảm chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng và tuân thủ mật độ thả nuôi tại các vùng nuôi trên địa bàn…

Những hộ nuôi hàu nước lợ tại Tiền Hải cũng khẩn trương gia cố, làm mới những bè nuôi, đảm bảo điều kiện tốt để vụ nuôi diễn ra thuận lợi. Ảnh: Trung Quân.

Những hộ nuôi hàu nước lợ tại Tiền Hải cũng khẩn trương gia cố, làm mới những bè nuôi, đảm bảo điều kiện tốt để vụ nuôi diễn ra thuận lợi. Ảnh: Trung Quân.

Tại huyện Tiền Hải, năm 2024, huyện duy trì diện tích NTTS hơn 5.000ha; phấn đấu xuống giống thủy sản vụ xuân hè đạt 250 triệu con giống. Hiện nay, các địa phương trong huyện đã và đang tích cực cải tạo hệ thống ao đầm, lồng bè; phấn đấu hoàn thành trước 31/3. Cơ quan quản lý cấp huyện tăng cường chỉ đạo địa phương tổ chức ra quân nạo vét kênh mương, duy tu, sửa chữa lại hệ thống cống đầu mối.

Song song đó, tăng cường cán bộ chuyên môn về cơ sở phối hợp với địa phương, HTX tuyên truyền, hướng dẫn người dân cải tạo, gia cố ao đầm, khuyến khích áp dụng khoa học kỹ thuật; tiến hành kiểm tra chỉ số môi trường ao nuôi để điều chỉnh ổn định, phù hợp với yêu cầu sinh thái của đối tượng nuôi. Theo kế hoạch, đầu tháng 4, các hộ nuôi trên địa bàn huyện sẽ bắt đầu xuống giống vụ nuôi mới.

Xem thêm
Nuôi 300 con dúi, 300 gà đen mang lại doanh thu nửa tỷ đồng

ĐỒNG THÁP Tổng thu nhập từ đàn dúi 300 con và đàn gà đen 300 con đem về cho anh Huỳnh Văn Hiếu ở Đồng Tháp khoảng nửa tỷ đồng mỗi năm.

Phát hiện 33 con bò mắc bệnh lở mồm long móng

QUẢNG NGÃI Phát hiện 33 con bò của 17 hộ dân có triệu chứng bệnh lở mồm long móng, xã Đăk Plô (tỉnh Quảng Ngãi) đã khẩn trương khoanh vùng, kiểm soát, không để dịch lan rộng.

Trồng xen ca cao trong vườn dừa, lợi đôi đường

VĨNH LONG Mô hình này tận dụng hiệu quả diện tích, cải thiện hệ sinh thái đất, duy trì độ ẩm, giảm xói mòn rửa trôi, năng suất dừa cũng tăng so với trồng chuyên canh.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất