| Hotline: 0983.970.780

Ngư dân 'Đất Mũi' phấn chấn chuyến biển đầu năm

Thứ Ba 15/02/2022 , 17:56 (GMT+7)

CÀ MAU Hầu hết tàu câu mực của ngư dân Cà Mau đánh bắt xuyên Tết cập bờ đều trúng lớn, ngư dân rất phấn khởi khi 'hái lộc' chuyến biển đầu năm.

Tàu câu mực thắng lớn

Những ngày này, ngư dân Cà Mau hành nghề câu mực ra khơi từ trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần ở cửa biển Khánh Hội (huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) đã bắt đầu cập bến. Nhờ thời tiết thuận lợi nên phần lớn các phương tiện khai thác đều đạt năng suất cao, sau khi trừ chi phí, hầu hết các chủ tàu đều có lãi khá. Đây thật sự là tín hiệu vui cho ngư dân miền biển khi bước vào năm mới.

Ngư dân Cà Mau phấn khởi khi được lộc biển ở chuyến ra khơi đầu năm. Ảnh: Trọng Linh.

Ngư dân Cà Mau phấn khởi khi được lộc biển ở chuyến ra khơi đầu năm. Ảnh: Trọng Linh.

Chuyến biển đầu năm nay, gia đình ông Bùi Tấn Thành, ấp 3, xã Khánh Hội, huyện U Minh (Cà Mau) cho biết: Gia đình có 2 phương tiện ra khơi, hành nghề câu mực. Nhũng ngày qua, nhờ thời tiết thuận lợi, cộng với việc trong những ngày Tết lượng phương tiện hành nghề cào và các nghề khác giảm nên cả 2 tàu câu mực của gia đình ông Thành đều cho hiệu quả khá, trung bình mỗi tàu mang về từ 120 – 130 triệu đồng.

Với kết quả này, sau khi ăn chia với ngư phủ và trừ chi phí, gia đình ông Thành còn lãi từ 30 – 40 triệu đồng/tàu nên rất phấn khởi.

Cùng niềm vui, ông Bùi Tấn Thành, ấp 3, xã Khánh Hội nói: "Năm nào cũng vậy, chuyến biển đầu năm đều trúng đậm, năm nay chuyến biển này tàu của gia đình tôi khai thác sản lượng thủy sản khá phong phú, mỗi tàu sau khi trừ chi phí, ăn chia với bạn cũng còn lãi hơn 30 triệu đồng, nếu chạy tài công nhà nữa thì lời thêm khoảng 10 triệu đồng".

Đa phần ngư dân câu mực điều có lãi cao ở chuyển biển đầu năm. Ảnh: Trần Thể.

Đa phần ngư dân câu mực điều có lãi cao ở chuyển biển đầu năm. Ảnh: Trần Thể.

Tại cửa biển Khánh Hội, anh Trà Hải Đăng, ở ấp 4, xã Khánh Hội cũng vừa cho 3 tàu hành nghề câu mực của gia đình cập bến, sau hơn 20 ngày câu mực trên biển. Nhờ thời tiết thuận lợi, cộng với việc anh em ngư phủ lao động tích cực nên chuyến biển đầu năm mới gia đình anh Đăng trúng đậm hơn các chuyến biển khác, trung bình mỗi phương tiện mang về từ 160 - 170 triệu đồng, sau khi trừ đi chi phí còn lãi từ  40 - 50 triệu đồng/tàu.

Anh Trà Hải Đăng chia sẻ: “Chuyến biển này, nhờ ghe cào và các tàu khai thác khác vào bờ ăn Tết nên nghề câu mực làm có hiệu quả, hầu hết bà con ở đây đều trúng đậm, những tàu cỡ lớn có thu nhập từ 40 – 50 triệu đồng sau khi trừ đi chi phí. Tiêng tàu của tôi chuyến biển vừa rồi cũng còn lãi khoảng 50 triệu đồng. Nhờ chuyến biển này mà gỡ lại được các chuyến biển trước nên có vất vả, cực khổ cỡ nào cũng ráng ra khơi cho được chuyến biển đầu năm. Với tín hiệu vui này, hi vọng năm mới sẽ gặt nhiều thắng lợi hơn”.

Không chỉ có ông Thành, anh Đăng mà hầu hết các tàu khai thác biển hành nghề câu mực đầu năm mới đều đón được lộc biển. Đó chính là sự bù đắp xứng đáng của biển dành cho những ngư dân Cà Mau cần cù, chịu khó quyết tâm bám biển.

Lượng mực tập kết về các vựa thu mua tăng lên gấp nhiều lần so với các con nước trước. Ảnh: Trần Thể.

Lượng mực tập kết về các vựa thu mua tăng lên gấp nhiều lần so với các con nước trước. Ảnh: Trần Thể.

Do bà con ngư dân đều khai thác hiệu quả nên lượng mực tập kết về các vựa thu mua cũng tăng lên gấp nhiều lần so với các con nước trước. Để kịp thời phân cỡ, sơ chế, cung cấp ra thị trường, các chủ cơ sở cũng thuê mướn thêm nhân công, từ đó đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi, nhất là các chị em phụ nữ ven biển.

Còn nhiều trăn trở

Song song với niềm vui trúng mùa, ngư dân vùng ven biển Cà Mau cũng còn nhiều trăn trở vào đầu năm mới như: Giá nguyên - nhiên liệu vẫn còn cao; các phương tiện hành nghề khai thác gần bờ còn nhiều, làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản; khan hiếm nguồn ngư phủ; ngư dân thường "được mùa mất giá" do thị trường tiêu thụ thủy sản tại địa phương còn hạn chế. Nếu như trước đây giá mực loại lớn có thời điểm từ 200 - 220 ngàn đồng/kg thì nay chỉ còn 130 - 150 đồng/kg.

Tuy trúng mùa, nhưng giá mực lại giảm. Ảnh: Trọng Linh.

Tuy trúng mùa, nhưng giá mực lại giảm. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Châu Minh Đảm, Chủ tịch UBND xã Khánh Hội, huyện U Minh cho biết: Nhằm tạo điều kiện cho ngư dân khai thác hiệu quả hơn năm trước, cùng với việc kiến nghị ngành quản lý tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, xã Khánh Hội đang tích cực xây dựng kế hoạch đẩy mạnh hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản. Đồng thời, chủ động tham mưu cho các ngành, các cấp đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng như: Nạo vét lòng sông, cửa biển Khánh Hội; đầu tư cảng cá, nơi trú đậu tàu thuyền, đô thị ven biển, hệ thống giao thông, liên lạc... để tiện cho người dân giao thương hàng hóa.

“Chúng tôi tiếp tục huy động mọi nguồn lực vay vốn tín dụng ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, vốn tự có trong người dân và chính sách hỗ trợ của Nhà nước... để thành lập đội tàu đánh bắt ở các vùng biển xa bờ nhằm giúp ngư dân khai thác tốt tiềm năng lợi thế biển” ông Đảm cho biết thêm.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hợp tác nhiều bên phòng chống hiệu quả bệnh dại

5 năm qua, sự hợp tác giữa địa phương, tổ chức chuyên môn, doanh nghiệp, chủ nuôi, cộng đồng… đã tạo nên thành công trong phòng chống bệnh dại ở Đức Huệ, Long An.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.