| Hotline: 0983.970.780

Nên làm gì khi rối loạn tiền đình?

Thứ Năm 11/05/2017 , 07:45 (GMT+7)

Tiền đình là một cơ quan được nằm tại vị trí phía sau hai bên ốc tai. Đây là một hệ thống có vai trò rất lớn trong việc giữ thăng bằng cho cơ thể.

Từ dáng đi, cho đến các hành động khác của tay chân, đầu và thân mình. Rối loạn tiền đình có thể hiểu nôm na là một hội chứng gây mất cân bằng cho cơ thể.

17-33-07_roi-lon-tien-dinh
Ảnh minh họa

Rối loạn tiền đình biểu hiện ở các cơn chóng mặt, do tổn thương hệ thần kinh của các vùng tai, tim mạch, mắt… Trước đây rối loạn tiền đình chỉ gặp ở nhóm trung niên, nhưng nay đã xuất hiện ở người trên 20 tuổi.

Có hai loại rối loạn tiền đình. Một là, rối loạn tiền đình ngoại biên: khoảng 90-95% bệnh nhân bị rối loạn tiền đình ngoại biên. Người bệnh chỉ thấy chóng mặt khi thay đổi tư thế. Nhẹ thì chỉ thấy khó chịu trong sinh hoạt, nhưng nặng thì có thể gây nôn nhiều, ù tai, giảm thính lực, nặng đầu…

Hai là, rối loạn tiền đình trung ương, thường gặp với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế bị choáng váng, chóng mặt, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói. Loại rối loạn tiền đình này có thể do xơ vữa động mạch ảnh hưởng đến động mạch mang máu nuôi não bộ.

Với rối loạn tiền đình ngoại biên, cách tốt nhất để không bị bệnh là phải biết cách phòng ngừa. Phòng ngừa bằng cách thường xuyên đi khám sức khỏe để phát hiện những bệnh lý nội khoa gây chóng mặt như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh lý về tri giác... Khi phát hiện sớm và điều trị được bệnh gốc sẽ không bị rối loạn tiền đình ngoại biên.

Hai là, tập thể dục bằng cách đi bộ và dang tay hít thở giúp người không bị mất thăng bằng, đặc biệt là tập aerobic, đây là phương pháp quan trọng và có hiệu quả. Nếu không phòng ngừa hoặc không điều trị, bệnh sẽ tái đi tái lại hoài không hết, người bệnh dễ có nguy cơ bị ngã, thậm chí bị chấn thương sọ não do chóng mặt, mất thăng bằng khi đang chạy xe hoặc đi bộ.

Với rối loạn tiền đình trung ương tuy không phải là một bệnh nặng, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, những triệu chứng của bệnh có thể gây ra những rắc rối trong cuộc sống và công việc của người bệnh.

Trước hết, người bệnh cần đi khám sớm tại các bệnh viện để có được sự tư vấn chính xác của bác sĩ. Tuyệt đối không được coi thường bệnh nhẹ mà tự mua thuốc hoặc chữa bệnh theo những lời mách nước của người quen.

Xem thêm
Cấy ghép mô tinh hoàn, chữa vô sinh cho người mắc ung thư lúc trẻ

Khoảng 85% trẻ em mắc ung thư hiện nay sống sót đến tuổi trưởng thành và khoảng 1/3 trong số này bị vô sinh do hóa trị hoặc xạ trị.

'Tường lửa' nhân cách có tồn tại trên mạng xã hội?

'Tường lửa' nhân cách trở thành câu chuyện cần thiết khi tham gia mạng xã hội, bởi mỗi người đều phải hướng hành vi theo tiêu chuẩn cộng đồng văn minh.

Phút giây lạc lòng giữa những chuyến hoạt động từ thiện

Phút giây lạc lòng đôi khi chỉ mang tính gặp gỡ tình cờ, nằm ngoài khả năng kiểm soát của cá nhân, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ hạnh phúc gia đình.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Những điều người bệnh đái tháo đường cần lưu ý để phòng ngừa biến chứng

Bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

Ăn băp cải giúp phòng ngừa ung thư

Ăn băp cải giúp phòng ngừa ung thư: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng trong thành phần của rau bắp cải chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp phòng ngừa ung thư.