| Hotline: 0983.970.780

Mô hình nuôi vịt trời ở xứ Quảng, lãi vài trăm triệu đồng/năm

Thứ Năm 05/04/2018 , 07:15 (GMT+7)

Bằng tâm huyết và áp dụng đúng kỹ thuật, đến nay, số lượng đàn vịt trời của ông đã tăng lên đến gần 7.000 con gồm vịt trời giống, vịt đẻ và vịt bán thương phẩm.

15-31-02_1
Theo ông Hòa, vịt trời rất dễ chăm sóc, tốn ít chi phí nhưng giá bán lại cao

Với 600 con vịt trời giống ban đầu, sau gần 2 năm với kinh nghiệm của mình, ông Nguyễn Hòa (64 tuổi, tổ 1, khối phố An Hà Đông, phường An Phú, TP Tam Kỳ, Quảng Nam) đã nhanh chóng phát triển lên đến gần 7.000 con vịt giống, vịt đẻ và thương phẩm, mang lại thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm.

Mô hình nuôi vịt trời của ông Hòa được triển khai từ tháng 9/2016 thuộc dự án chuyển giao kỹ thuật nuôi vịt trời từ Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp TP Tam Kỳ. Theo đó, dự án đầu tư cho hộ nhận nuôi 600 con vịt giống cùng với kỹ thuật chăm sóc, tạo điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Vốn là người có kinh nghiệm nuôi vịt đẻ lâu năm, ông Hòa đã mạnh dạn tiếp nhận mô hình về thực hiện. Sau 4 tháng chăm sóc, đàn vịt của ông đã bắt đầu đẻ trứng. Nhằm tăng số lượng đàn, ông Hòa giữ lại tất cả số trứng có được cho ấp nở và tiếp tục chăm sóc. Cứ như thế, số lượng vịt trong trang trại nhà ông càng ngày càng tăng nhanh.

Tiếp tục đầu tư, ông Hòa bỏ tiền ra mua thêm máy băm thức ăn để giảm chi phí công lao động đồng thời đặt hàng từ Hà Nội một máy ấp trứng với công suất 2.000 quả/lần. Bằng tâm huyết và áp dụng đúng kỹ thuật, đến nay, số lượng đàn vịt trời của ông đã tăng lên đến gần 7.000 con gồm vịt trời giống, vịt đẻ và vịt bán thương phẩm.

15-31-02_2
Ngoài bán vịt thương phẩm, ông Hòa còn cung cấp vịt giống với giá 15.000đ/con 3 ngày tuổi

“Để có thể phát triển nhanh số lượng đàn thì ban đầu quan trọng nhất là khâu ấp trứng sao cho đạt tỷ lệ cao. Mỗi lần cho trứng vào máy ấp, tôi thường xuyên kiểm tra, theo dõi điều kiện nhiệt độ bên trong và ngoài môi trường. Trứng để vào máy đều được đánh dấu ngày tháng để sau 12 ngày đưa vào bóng đèn kiểm tra xem có đạt không. Nếu không đạt thì loại bỏ ngay. Từ ngày thứ 13 thì trứng đều phải được tưới bằng hệ thống phun sương, mỗi ngày 2 lần. Với cách làm này, tỷ lệ ấp nở đạt rất cao, đến 90%”, ông Hòa cho biết.

Cũng theo ông Hòa thì từ lúc vịt nở đế khi xuất chuồng bán thương phẩm mất gần 3 tháng. Lúc này, vịt đạt trọng lượng trưng bình từ 1,6 – 1,7kg với giá bán mỗi con khoảng 160.000 đồng. Với số lượng vịt hiện có trong trại hiện nay, mỗi năm ông Hòa đưa ra thị trường hàng ngàn con vịt giống và vịt thương phẩm. Bên cạnh đó ông còn bán thêm trứng vịt thương phẩm với giá 4.000đ/quả, mang lại cho gia đình thu nhập gần 300 triệu đ/năm.

“Khác với vịt nhà, vịt trời có thịt thơm ngon, ít mỡ nên rất được giá, thị trường cũng ưa chuộng nên đến nay tôi không hề lo về đầu ra. Vịt trời có sức đề kháng cao, dễ chăm sóc, ít bệnh hơn vịt nhà, tỷ lệ rủi ro thấp. Không chỉ vậy, từ lúc nhỏ tới khi xuất bán thì vịt trời chỉ cần tiêm 2 liều vacxin là đủ chứ không phải tiêm 4 lần như vịt nhà, do đó chi phí đầu tư nuôi cũng không đáng kể. Thấy hiệu quả kinh tế từ mô hình này nên tôi đang có ý định đào thêm ao nuôi để phát triển lên nữa”, ông Hòa tâm sự.

15-31-02_3
Nhằm tăng nhanh số lượng đàn, ông Hòa đầu tư mua máy ấp trứng với cống suất 2.000 quả/lần đạt tỷ lệ nở lên tới 90%

Ông Trần Anh Quân, PGĐ Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp TP Tam Kỳ cho rằng, mô hình nuôi vịt trời của ông Hòa là một trong những mô hình chăn nuôi phát triển nhanh và hiệu quả tại địa phương.

“Mặc dù vậy đầu ra của vịt trời thương phẩm chưa cố định, đa số người nuôi tự liên hệ nên chúng tôi cũng khuyến khích ông Hòa nếu tìm được thị trường tiêu thụ thì tiếp tục phát triển. Về lâu về dài, khi đã có đầu ra thực sự ổn định thì sẽ nhân rộng mô hình này ra các hộ dân khác”, ông Quân nói.

 

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.