| Hotline: 0983.970.780

Đồng Nai căng mình phòng bệnh dại:

Mầm bệnh ngoài cộng đồng rất cao

Thứ Hai 04/11/2024 , 18:06 (GMT+7)

Đồng Nai hiện là tỉnh đứng đầu cả nước về số xã phường có ca bệnh dại. Đây là thách thức lớn của ngành nông nghiệp và các địa phương trong kiểm soát dịch bệnh.

Đồng Nai là tỉnh có số xã ghi nhận bệnh dại đứng đầu cả nước. Ảnh: Lê Bình.

Đồng Nai là tỉnh có số xã ghi nhận bệnh dại đứng đầu cả nước. Ảnh: Lê Bình.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, huyện Vĩnh Cửu ngày 27/10 vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp bị chó dại cắn. Như vậy, đây là ổ bệnh dại trên chó thứ 32 của Đồng Nai kể từ đầu năm cho đến nay.

Cụ thể, con chó hoang không rõ nguồn gốc chạy vào cắn nhau với chó nuôi trong Ban chỉ huy quân sự huyện Vĩnh Cửu, rồi quay sang cắn anh L.G.H. Con chó này sau đó đã chết. Nhân viên thú y thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu đã phối hợp với Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, UBND thị trấn Vĩnh An tiến hành lấy mẫu và xét nghiệm.

Kết quả xét nghiệm cho thấy, con chó dương tính với virus dại, người bị chó cắn cũng đã được tiêm vacxin phòng dại và huyết thanh kháng dại. Cơ quan chức năng đã điều tra và theo dõi 4 con chó trong khu vực.

Theo BS.CK1 Phan Văn Phúc, Trưởng Khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, từ đầu năm đến nay, tỉnh ghi nhận 3 ca tử vong trên người vì bệnh dại.

“Tất cả các trường hợp này đều bị chó, mèo cắn nhưng do chủ quan, mặc dù đã được địa phương, cán bộ chuyên môn và người nhà khuyên nhưng không đi tiêm vacxin ngừa dại. Cả 3 bệnh nhân đều khởi phát bệnh dại và tử vong sau đó vài tháng”, bác sĩ Phúc cho hay.

Theo ông Nguyễn Trường Giang, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Nai, dịch bệnh dại trên động vật trên địa bàn tỉnh đang tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm 2023. Đồng Nai hiện đứng đầu cả nước về số ổ dịch dại trên động vật.

“Việc xuất hiện các ca bệnh dại trong thời gian qua tại Đồng Nai là bất thường. Từ 2014 đến tháng 12/2022, toàn tỉnh không ghi nhận ca bệnh dại nào trên động vật và người. Tuy nhiên, số ổ dịch dại năm 2023 tăng đột biến, với hơn 20 ổ dịch tại 7 huyện, thành phố”, ông Giang cho hay.

Đồng Nai đang tăng cường bộ 3 biện pháp: Tuyên truyền, bắt chó thả rông và chích ngừa cho đàn vật nuôi để sớm khống chế dịch bệnh dại trên địa bàn. Ảnh: Lê Bình.

Đồng Nai đang tăng cường bộ 3 biện pháp: Tuyên truyền, bắt chó thả rông và chích ngừa cho đàn vật nuôi để sớm khống chế dịch bệnh dại trên địa bàn. Ảnh: Lê Bình.

Hiện, tổng đàn chó, mèo tại Đồng Nai được thống kê chưa đầy đủ là khoảng 300.000 con. Tỉ lệ tiêm ngừa dại trên đàn chó, mèo cũng mới chỉ đạt hơn 40%. Do đó, còn rất nhiều cá thể chó, mèo chưa được tiêm vacxin ngừa dại, điều này làm tăng nguy cơ mầm bệnh tiếp tục lây lan âm thầm trên diện rộng.

“Hơn nữa, đa số người nuôi còn rất chủ quan, còn thả rông chó, mèo khá nhiều và vật nuôi cũng không được rọ mõm. Khi một con bị chó dại cắn sẽ lây lan nhanh mầm bệnh dại trong cộng đồng”, ông Giang chia sẻ thêm.

Chưa kể, do tập tính nên tình trạng người dân trên địa bàn tỉnh còn làm thịt, chế biến và sử dụng các nguồn thực phẩm từ chó còn khá phổ biến. Hành động này tiềm ẩn nhiều nguy cơ vì không thể đánh giá liệu con chó, mèo có khả năng nhiễm bệnh dại hay không.

Trước nguy cơ bệnh dại bùng phát và lan rộng, các ngành chức năng tỉnh Đồng Nai đang nỗ lực thực hiện các giải pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh. Với chiến lược "kiềng ba chân" bao gồm: tuyên truyền, bắt chó thả rông và phụ rộng vacxin, Đồng Nai kỳ vọng sẽ sớm khống chế được dịch bệnh trong vài năm tới.

Mới đây, 3 Sở của Đồng Nai gồm: NN-PTNT, Giáo dục và Đào tạo, Y tế bắt tay đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống bệnh dại cho đối tượng học sinh. Điều này kỳ vọng sẽ xây dựng ý thức phòng, chống dịch bệnh thường xuyên cho trẻ, rồi sẽ tác động ngược đến ông bà, cha mẹ là những người trực tiếp nuôi chó, mèo.

Đến nay, bệnh dại vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên 100% bệnh nhân đã lên cơn dại đều tử vong nên việc phòng bệnh dại rất quan trọng, người dân nên chủ động tiêm ngừa sau khi bị chó, mèo cào, cắn.

Xem thêm
Xây dựng thương hiệu yến Việt: [Bài 3] Chinh phục thị trường tỷ dân

Là quốc gia tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang dần trở thành thị trường 'vàng' cho sản phẩm yến sào Việt Nam.

Nghệ An đặt mục tiêu trên 400 nghìn tấn lương thực vụ hè thu - mùa

Dựa vào tình hình thực tế, ngành nông nghiệp Nghệ An phấn đấu hoàn thành mục tiêu 400.360 tấn lương thực tại vụ hè thu - mùa năm 2025.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.

Quảng Ninh ban hành Chỉ thị mới về bảo vệ rừng

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.