| Hotline: 0983.970.780

Tử vong do chủ quan không tiêm vacxin khi bị chó ốm cắn

Thứ Hai 09/09/2024 , 14:56 (GMT+7)

Tỉnh Đồng Nai vừa ghi nhận ca tử vong vì bị chó dại cắn 3 tháng trước, nạn nhân chủ quan không tiêm ngừa dại sau khi bị chó cắn.

Một người dân tại Đồng Nai bị chó thả rông cắn vào chân. Rất may, vết cắn không bị chảy máu và con chó được khống chế kịp thời. Ảnh: Lê Bình.

Một người dân tại Đồng Nai bị chó thả rông cắn vào chân. Rất may, vết cắn không bị chảy máu và con chó được khống chế kịp thời. Ảnh: Lê Bình.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Nai, bệnh nhân là bà N.T.N.B. (44 tuổi, ngụ ấp 4, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc). Bà B. làm công nhân lò gạch, bị chó cắn nhẹ ở tay vào ngày 25/5 trong khi cho chó ốm uống thuốc. Con chó cũng cắn vào tay ông N.V.T. là chồng B.

Sau khi bị chó cắn, vợ chồng bà B. chỉ đi khám và xử lý vết thương ở phòng khám tư. Dù được tư vấn tiêm vacxin và huyết thanh phòng bệnh dại nhưng cả hai vợ chồng bà B. đều chủ quan không tiêm, về nhà luôn.

Theo ông N.V.T., đến ngày 29/8, bà B. lên cơn sốt, đến phòng khám tư nhân truyền dịch nhưng không đỡ. Đến tối cùng ngày, bệnh nhân có triệu chứng sợ nước, sợ gió, đau đầu mệt mỏi.

Lập tức, bà B. được gia đình đưa đến Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc khám, sau đó được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM và được chẩn đoán dương tính với virus dại. Đến 19h ngày 30/8, bà N.T.N.B tử vong. Đây là ca tử vong thứ 2 vì bệnh dại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tính từ đầu năm 2024.

Bác sĩ Bùi Thái Chiến, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Xuân Lộc cho biết, hiện sức khỏe ông N.V.T vẫn bình thường. Ngày 30/8, ông T. đã được hướng dẫn tiêm vacxin phòng bệnh dại và huyết thanh kháng dại.

Ngay sau khi ghi nhận ổ dịch chó dại trên địa bàn, UBND huyện Xuân Lộc đã chỉ đạo các phòng, ban liên quan đã phối hợp với địa phương để khoanh vùng, xử lý.

Theo ông Đoàn Văn Thiện, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Xuân Lộc, qua điều tra dịch tễ, trong phạm vị 200m, có tổng đàn chó 23 con và hầu hết chưa được tiêm vacxin phòng dại.

“Cơ quan chức năng và cán bộ Trạm chăn nuôi và Thú y đã vận động người dân trong khu vực tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo của gia đình. Đồng thời, người dân cũng được tuyên truyền chủ động tiêm vacxin phòng ngừa bệnh dại khi bị chó mèo cắn, cào…”, ông Thiện thông tin.

Tỉ lệ chó, mèo thả rông còn xảy ra khá phổ biến tại Đồng Nai, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh dại và gây mất an toàn giao thông. Ảnh: Lê Bình.

Tỉ lệ chó, mèo thả rông còn xảy ra khá phổ biến tại Đồng Nai, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh dại và gây mất an toàn giao thông. Ảnh: Lê Bình.

Ngoài ra, Phòng NN-PTNT huyện Xuân Lộc cũng khuyến cáo các hộ nuôi nhốt chó mèo và theo dõi các triệu chứng mắc bệnh dại trên động vật. Nếu có triệu chứng phải lập tức thông báo cho trạm y tế xã và nhân viên thú y huyện. Huyện Xuân Lộc cũng khuyến cáo người dân nuôi nhốt chó mèo, không được thả rông vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh, gây mất an toàn giao thông.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 26 ổ dịch dại, hàng chục người bị chó cắn. Trong đó có 2 người tử vong do chó dại cắn, nguyên nhân đều do chủ quan không tiêm vacxin ngừa dại. Đồng Nai cũng đang đứng đầu cả nước về số ổ dịch bệnh dại.

Trao đổi với phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam, ông Nguyễn Trường Giang, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai cho biết, đơn vị này cũng đánh giá vi rút dại đã lan rộng trong cộng đồng.

Vì vậy vào đầu năm 2024, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã đề xuất UBND tỉnh Đồng Nai chi 25 tỉ đồng để mua vacxin phòng bệnh dại, tiêm miễn phí cho chó, mèo của người dân trong vòng 5 năm để tiến tới khống chế dịch bệnh này.

Chủ vật nuôi cần nhốt chó, mèo theo quy định. Nếu phát hiện vật nuôi có biểu hiện của bệnh dại, cần báo ngay cho cán bộ thú y địa phương. Ảnh: Lê Bình.

Chủ vật nuôi cần nhốt chó, mèo theo quy định. Nếu phát hiện vật nuôi có biểu hiện của bệnh dại, cần báo ngay cho cán bộ thú y địa phương. Ảnh: Lê Bình.

“Bên cạnh tuyên truyền, vận động người dân tiêm vacxin cho đàn vật nuôi TP Biên Hòa, Long Khánh và các địa phương cũng đang mạnh tay với chó mèo thả rông. Nếu người nuôi muốn đưa chó, mèo ra các nơi công cộng thì phải có xích dẫn, rọ mõm và đã được tiêm phòng đầy đủ. Đây là hoạt động chuẩn mực trong việc phòng, chống dịch bệnh”, ông Giang chia sẻ.

UBND tỉnh Đồng Nai mới đây có văn bản yêu cầu các địa phương và sở, ngành liên quan khẩn trương triển khai các biện pháp nhằm tăng tỷ lệ đàn chó, mèo được tiêm vacxin phòng bệnh dại. Đồng Nai hiện có hơn 300.000 con chó, mèo nhưng mới có khoảng 30% số chó, mèo đã được tiêm vacxin phòng bệnh dại còn hiệu lực. Đây là tỷ lệ rất thấp nên trong thời gian tới, Đồng Nai quyết tâm phủ vacxin dại trong cộng đồng cho vật nuôi để khống chế dịch bệnh.

Xem thêm
Xây dựng thương hiệu yến Việt: [Bài 3] Chinh phục thị trường tỷ dân

Là quốc gia tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang dần trở thành thị trường 'vàng' cho sản phẩm yến sào Việt Nam.

Nghệ An đặt mục tiêu trên 400 nghìn tấn lương thực vụ hè thu - mùa

Dựa vào tình hình thực tế, ngành nông nghiệp Nghệ An phấn đấu hoàn thành mục tiêu 400.360 tấn lương thực tại vụ hè thu - mùa năm 2025.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.

Quảng Ninh ban hành Chỉ thị mới về bảo vệ rừng

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.