| Hotline: 0983.970.780

Lục Khu hết khát

Thứ Năm 25/09/2014 , 13:10 (GMT+7)

Từ lâu, chuyện nước sinh hoạt vùng Lục Khu vào mùa đông luôn là bài toán khó đối với chính quyền tỉnh Cao Bằng.

Chương trình Mục tiêu quốc gia về Nước sạch - VSMTNT của tỉnh Cao Bằng đã xây dựng hơn 30 hồ chứa nước bằng vải địa kỹ thuật, trong đó 21 hồ đã đưa vào sử dụng, cùng 155 bể chứa nước lớn và cung cấp hàng trăm lu nước, bể nước nhỏ lẻ tại các gia đình trong 6 xã vùng cao Lục Khu, huyện Hà Quảng.

Chương trình đã góp phần nâng năng lực cấp nước sinh hoạt ở đây từ 15 lít/người/ngày trước năm 2009, lên 24 lít/người/ngày từ năm 2010, giúp hàng nghìn hộ thoát khỏi cơn khát trong 8 tháng mùa khô.

Từ lâu, chuyện nước sinh hoạt vùng Lục Khu vào mùa đông luôn là bài toán khó đối với chính quyền tỉnh Cao Bằng. Vì nơi đây núi cao, nhiều đá, hàng năm thời tiết hanh khô, 8 tháng ít mưa. Khí hậu khắc nghiệt, thổ nhưỡng luôn khô cằn, sau mỗi cơn mưa lớn, nước chảy xuống hệ thống đá vôi ngầm rồi dẫn vào khe suối ở các xã vùng thấp của huyện.

Còn 6 xã vùng cao, người dân quen gọi là Lục Khu, mỗi khi vào mùa đông, các khe núi không còn nước chảy, nên họ không chỉ đối mặt với cơm no áo ấm, mà còn lo cho có đủ nước sinh hoạt, nhất là những ngày đông giá.

Do đó, cứ vào mùa khô lại xuất hiện từng đoàn xe téc chở nước sạch lên các xã vùng Lục Khu. Xe chỉ chở đến các cụm và trung tâm cụm xã, cụm dân cư. Từ đó, các gia đình cho người, ngựa đến điểm nhận nước sạch theo danh sách cấp phát, rồi đem về cho vào bể nước và phải sử dụng thật tiết kiệm theo phương thức: Nước rửa mặt xong được dùng để rửa rau, rửa chân rồi mới đổ vào bể để lắng, sau đó phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Trước những cơn khát nước sinh hoạt triền miên của người dân, từ năm 2009 tỉnh Cao Bằng đã triển khai dự án làm hồ vải địa kỹ thuật trên núi đá để tích giữ nước cho 6 xã vùng Lục Khu. Khi các hồ nước sạch hoàn thành đã tăng thêm sức dự trữ nước lên gần 40.000 m3, góp phần quyết định trong việc xóa đứt cơn khát cho Lục Khu.

Ông Bế Nhật Thành, GĐ Trung tâm Nước sinh hoạt - VSMTNT Cao Bằng: "Các dự án cấp nước sinh hoạt vùng Lục Khu đang phát huy hiệu quả, người dân rất phấn khởi. Với kết quả này, trung tâm tiếp tục thực hiện mục tiêu đến cuối năm 2015 sẽ nâng mức cấp nước sinh hoạt từ 24 lít/người/ngày lên 45 lít/người/ngày cho dân cư trong vùng hưởng lợi. Chúng tôi đang tập trung cho rà soát, nghiên cứu địa điểm phù hợp, để dự kiến triển khai xây dựng thêm các hồ vải địa kỹ thuật...".

Việc thi công các hồ nước theo từng cụm dân cư và điều kiện thu nước mưa tại mỗi địa hình, các cơ quan chức năng lựa chọn nơi làm hồ đón nước phải vừa đảm bảo vệ sinh, vừa tiện lợi cho người dân đến lấy nước.

Ông Hoàng Văn Cọ, xóm Cô Phầy, xã Vân An vui vẻ cho biết: "Từ khi xã làm xong hồ nước ăn ở xóm Pác Có, đã qua mấy mùa đông, mọi người trong xóm tôi không còn phải dậy từ 3 giờ sáng, đi vào các khe núi xếp hàng để chờ hứng từng giọt nữa. Dân chúng tôi thấy phấn khởi lắm, mong sao nhà nước xây dựng thêm ở mỗi xóm có một hồ nước như thế này thì dân được dùng thoải mái hơn...".

Mặc dù Vân An là xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn trên 43%, xã có 10 xóm thì hơn 80% số thôn, xóm đường giao thông đi lại rất khó khăn, phải vượt qua những khe đá cuội, đường mòn mới đến nhà từng dân.

Từ khi hồ vải địa của xã (sức chứa 2.400 m3 nước sạch) đưa vào sử dụng, bà con không còn bị thiếu nước sinh hoạt, kể cả vào những tháng cao điểm mùa khô, đã góp phần cắt đứt cơn khát truyền kiếp.

Hiện các hồ vải địa được xây dựng tại vùng Lục Khu phát huy tốt hiệu quả. Ông Hoàng Văn Khánh, Bí thư Chi bộ xóm Pắc Táng, xã Hồng Sỹ vui vẻ: "Từ năm 2011, hồ vải địa đưa vào sử dụng thì mùa khô nhiều người đem can ra lấy nước về sinh hoạt nênrất yên tâm". 

Để bảo vệ nguồn nước sạch tại các hồ vải địa, người dân sống gần các hồ nước đã có ý thức tự quản, bằng hình thức nghiêm cấm việc chăn thả gia súc quanh khu vực đón và dẫn nước mưa vào hồ, rào cây bảo vệ, phát cỏ, thu gom rác... Hồ vải địa đã cắt đứt cơn khát cho vùng cao Lục Khu, giúp người dân ổn định cuộc sống, yên tâm bám đất, giữ làng, góp phần bảo vệ, giữ gìn biên cương Tổ quốc.

Xem thêm
Nuôi 300 con dúi, 300 gà đen mang lại doanh thu nửa tỷ đồng

ĐỒNG THÁP Tổng thu nhập từ đàn dúi 300 con và đàn gà đen 300 con đem về cho anh Huỳnh Văn Hiếu ở Đồng Tháp khoảng nửa tỷ đồng mỗi năm.

Khẩn cấp tiêu hủy, khoanh vùng dập dịch tả lợn Châu Phi

Từ đầu tháng 7/2025 đến nay, dịch tả lợn Châu Phi đang có những diễn biến phức tạp tại tỉnh Tuyên Quang, đe dọa nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi và môi trường.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất