| Hotline: 0983.970.780

Lo ngại tình trạng giấu dịch

Thứ Sáu 08/03/2019 , 08:49 (GMT+7)

Có thể nói, cái khó trong công tác phòng chống dịch hiện vẫn luôn có tình trạng giấu dịch trong người chăn nuôi, không ở địa phương này thì cũng ở địa phương khác.

Lợn bị dịch bệnh LMLM nhưng người nuôi giấu, vì sợ tiêu hủy do không hiểu biết tường tận về chính sách hỗ trợ của nhà nước

Ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y (CN-TY) tỉnh Đồng Nai đã đích thân kiểm tra công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi (AFS) ở huyện Thống Nhất, nơi được coi là thủ phủ chăn nuôi lợn của tỉnh Đồng Nai với trên 300 ngàn con, đây cũng là địa phương có nhiều tuyến QL, tỉnh lộ quan trọng, hàng ngày có hàng chục chiếc xe vận chuyển heo ở các tỉnh thành phía Bắc tập trung về đây thu mua lợn mang đi tiêu thụ nên nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất cao.

Theo ông Quang, ngoài việc Chi cục thúc đẩy công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh xuống tới các hộ chăn nuôi, Chi cục còn chỉ đạo các Trạm CN-TY phải cắt cử thường xuyên cán bộ thú y xuống các hộ chăn nuôi nắm bắt tình hình để có những khuyến cáo kịp thời, tuyệt đối không được giấu dịch, không để dịch bệnh xảy ra. 

“Chúng tôi khuyến cáo các trại tuyệt đối không nhập những giống lợn không rõ nguồn gốc, thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn lợn, lợn có bệnh thì phải báo ngay cho cơ quan thú y để xuống giám sát, đặc biệt không được bán chạy lợn bệnh, lợn có triệu chứng bất thường, bởi đây là một trong những nguyên nhân làm dịch bệnh lây lan nhanh. Trong công tác kiểm soát giết mổ, tuyệt đối không đưa lợn bệnh vào giết mổ, đồng thời kiểm tra xử lý nghiêm theo qui định pháp luật đối với những trường hợp giết mổ lậu, lợn không rõ nguồn gốc...”, ông Quang chia sẻ.

Ông Trần Văn Năm ở xã Quang Trung, huyện Thống Nhất có trên 300 lợn nái và thịt cho biết có nghe thông tin về dịch AFS, dù có lo lắng nhưng không hoang mang. “Gia đình tôi thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống như tăng tần suất tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại, kiểm tra sức khỏe đàn lợn để có chế độ ăn hợp lý, tăng khẩu phần các loại khoáng chất... Nhưng đáng sợ nhất vẫn là một số hộ chăn nuôi lẻ tẻ không tiêm phòng đầy đủ, không kê khai, đến khi đàn lợn phát dịch thì giấu, sau đó bán giá rẻ cho thương lái”, ông Năm nói.

Có thể nói, cái khó trong công tác phòng chống dịch hiện vẫn luôn có tình trạng giấu dịch trong người chăn nuôi, không ở địa phương này thì cũng ở địa phương khác. Thế nên, với mức hỗ trợ cao như Chính phủ đồng ý là 80% giá thị trường đối với lợn con, lợn thịt và tăng gấp 1,5 đến 1,8 lần đối với lợn nái thì hy vọng mức thiệt hại về dịch bệnh sau này sẽ ít đi.

Xem thêm
31 con lợn chết bất thường, Lâm Đồng siết chặt phòng dịch

Lâm Đồng siết chặt phòng chống dịch sau khi phát hiện đàn lợn chết bất thường tại xã Bảo Lâm 1, cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Biến phụ phẩm thủy sản thành 'vàng xanh': [Bài 3] Biến vỏ sò, ốc biển thành trang sức giá trị cao

TP.HCM Không chỉ xương cá, vỏ tôm… vỏ sò, ốc cũng được các nghệ nhân tận dụng hiệu quả, tái chế thành quà lưu niệm, trang sức có giá trị cao.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất