| Hotline: 0983.970.780

Lạng Sơn hướng tới chăn nuôi trang trại an toàn sinh học quy mô lớn

Thứ Tư 25/05/2022 , 11:29 (GMT+7)

Ngành nông nghiệp Lạng Sơn cho biết, địa phương hiện có 22 trang trại chăn nuôi quy mô lớn, áp dụng công nghệ an toàn sinh học, đang đạt hiệu quả cao.

Trang trại chăn nuôi sẽ giảm tối đa những rủi ro, giúp nông dân có thu nhập ổn định và yên tâm về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Ảnh: VV.

Trang trại chăn nuôi sẽ giảm tối đa những rủi ro, giúp nông dân có thu nhập ổn định và yên tâm về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Ảnh: VV.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn, toàn tỉnh có 22 trang trại hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi với quy mô lớn, các trang trại chăn nuôi đều ứng dụng công nghệ tiên tiến và áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học nên đến nay đều hoạt động hiệu quả.

Một số trang trại đang có thành công lớn như HTX Lùng Khoang, xã Xuân Mai, huyện Văn Quan với quy mô chăn nuôi khoảng 1.500 con lợn nái sinh sản và hơn 2.500 con lợn con thương phẩm.

Các trang trại nuôi gà thương phẩm, gà đẻ trứng tại các huyện Cao Lộc, Lộc Bình, Chi Lăng, Hữu Lũng, Bắc Sơn có quy mô từ 3.000 con đến 20.000 con/lứa; trang trại chăn nuôi thỏ sinh sản tại thôn Mạn Đường B, xã Mai Sao, huyện Chi Lăng với quy mô 3.000 con/lứa…

Tại xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn, HTX Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp An Hồng mặc dù mới đi vào hoạt động từ cuối năm 2019, nhưng hiện nay trở thành “mô hình điểm” về chăn nuôi.

Bà Lưu Thu Hiền, Giám đốc HTX Sản xuất và dịch vụ nông nghiệp An Hồng cho biết: "Trang trại được xây dựng trên diện tích hơn 13.000 m2 và được đầu tư bài bản với các hạng mục chăn nuôi khép kín. HTX chú trọng đến khâu lựa chọn giống, thức ăn chăn nuôi ở những đơn vị cung ứng uy tín hàng đầu trong cả nước.

Thời gian qua mặc dù dịch bệnh tả lợn Châu phi khiến tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh giảm, nhưng đối với HTX đến thời điểm này vẫn luôn duy trì nuôi hơn 1.500 con lợn nái và lợn thương phẩm".

Với mô hình chăn nuôi gà tại xã Nhất Hòa, huyện Bắc Sơn, ông Dương Hữu Hùng, cho biết từ cuối năm 2019, gia đình đã đầu tư hơn 3 tỷ đồng để xây dựng trang trại chăn nuôi gà. Khu chuồng trại khép kín đảm bảo đầy đủ máy móc, thiết bị hiện đại như máng ăn tự động, hệ thống xử lý chất thải nên không có dịch bệnh xảy ra.

Trang trại của ông Hùng liên kết với Công ty TNHH Chicken P.T (tỉnh Hải Dương) để thực hiện bao tiêu sản phẩm. Theo đó, trung bình mỗi năm, gia đình nuôi được 5 hoặc 6 lứa gà, mỗi lứa nuôi từ 14.000 đến 16.000 con, đến nay đã xuất bán cho Công ty TNHH Chicken P.T được hơn 200 tấn gà thương phẩm, sau khi đã trừ chi phí, gia đình thu nhập được gần 3 tỷ đồng/năm.

Ngành nông nghiệp Lạng Sơn đánh giá các HTX chú trọng đến khâu lựa chọn giống, thức ăn chăn nuôi ở những đơn vị cung ứng uy tín hàng đầu trong cả nước. Các công ty cung ứng trong quá trình cung cấp giống, thức ăn còn tổ chức tư vấn về kỹ thuật, hướng dẫn quy trình chăn nuôi đến bao tiêu sản phẩm. Vì vậy, HTX không phải lo về dịch bệnh, về đầu ra cho sản phẩm.

Ông Nguyễn Nam Hùng, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lạng Sơn, cho biết: “Những mô hình chăn nuôi này đều đã thực hiện liên kết sản xuất từ khâu cung ứng giống, thức ăn chăn nuôi, kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm…, qua đó, tạo chu trình khép kín trong chuỗi giá trị chăn nuôi. Các trang trại đều thực hiện ký kết hợp đồng nuôi gia công với các công ty lớn như: Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty Japfa Việt Nam”.

Chăn nuôi gà theo mô hình trang trại, áp dụng biện pháp an toàn sinh học có thể mang lại lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm. Ảnh: VV.

Chăn nuôi gà theo mô hình trang trại, áp dụng biện pháp an toàn sinh học có thể mang lại lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm. Ảnh: VV.

Các công ty sẽ đầu tư con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và kỹ thuật nuôi, chăm sóc và phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi. Trang trại chăn nuôi sẽ giảm tối đa những rủi ro, giúp nông dân có thu nhập ổn định và yên tâm về thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lạng Sơn, ông Lý Việt Hưng, cho biết đơn vị này sẽ đẩy mạnh cơ cấu lại ngành chăn nuôi trên cơ sở rà soát tổng đàn vật nuôi và thực hiện chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng gia cầm và gia súc lớn, tạo sản phẩm an toàn.

“Chúng tôi luôn khuyến khích và hỗ trợ tối đa cho nông dân trong việc thu hút các nhà đầu tư, phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, chăn nuôi bảo đảm an toàn sinh học và tiến tới công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với các cơ sở giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm kiểm soát dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm”, ông Hưng chia sẻ.

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.