| Hotline: 0983.970.780

Lãi lớn từ trồng lúa chất lượng ứng dụng công nghệ hiện đại có bao tiêu

Thứ Hai 08/08/2022 , 18:53 (GMT+7)

AN GIANG Trồng lúa chất lượng ứng dụng công nghệ hiện đại liên kết tiêu thụ giúp giải quyết khó khăn trước mắt, đồng thời là hướng đi ổn định lâu dài cho nông dân.

Chi phí sản xuất lúa của bà con nông dân tỉnh An Giang tham gia mô hình thấp hơn ruộng đối chứng từ 903.000 - 4,1 triệu đồng/ha.

Chi phí sản xuất lúa của bà con nông dân tỉnh An Giang tham gia mô hình thấp hơn ruộng đối chứng từ 903.000 - 4,1 triệu đồng/ha.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau vừa phối hợp Trung tâm Khuyến nông An Giang triển khai tổng kết mô hình sản xuất lúa chất lượng cao ứng dụng công nghệ hiện đại.

Tham gia mô hình, bà con được cung ứng vật tư, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật quy trình bón phân hiệu quả tiết kiệm giúp giảm chi phí sản xuất, đảm bảo năng suất. Đặc biệt, nông dân được bao tiêu sản phẩm đầu ra với giá cao hơn thị trường 150 - 200 đồng/kg (nếu đạt mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong giới hạn cho phép).

Tại xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới, trên 47ha lúa OM5451 được thử nghiệm với sự tham gia của 26 hộ dân. Mô hình sản xuất mới đã đưa bà con thoát khỏi lối mòn canh tác cũ, tiếp cận công nghệ hiện đại khi ứng dụng thiết bị máy bay không người lái giúp các công đoạn gieo sạ, bón phân, phun thuốc nhàn hơn rất nhiều.

Ông Nguyễn Ngọc Thuần, một trong 26 hộ dân tham gia mô hình hào hứng cho biết, trước đây, ông chỉ canh tác và bón phân theo kinh nghiệm của bản thân, lúc đó thấy lúa phát triển không đồng đều, chỗ vàng, chỗ xanh, vụ trúng, vụ thất nên cũng rất lo.

Từ khi tham gia vào mô hình, ông Thuần thấy hiệu quả rõ rệt, ông được hỗ trợ phân bón, vật tư nông nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật bón phân vừa đủ theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa giúp tiết kiệm chi phí, lại hạn chế sâu bệnh hại.

"Vụ này, ruộng nhà tôi thu hoạch được 5,7 tấn/ha, cao hơn đối chứng gần 2 tấn, trong khi chi phí bỏ ra chỉ hơn 20 triệu, thấp hơn hơn ruộng đối chứng gần 1 triệu. Vì vậy nên lợi nhuận tôi thu được cũng cao hơn ruộng đối chứng đến 9 triệu/ha”. Ông Thuần tâm sự.

Kết quả mô hình mới so với ruộng đối chứng cho thấy hiệu quả tích cực khi chiều cao cây, số chồi, chiều dài bông và năng suất tăng rõ rệt, năng suất đạt 5 - 6 tấn/ha, cao hơn ruộng đối chứng gần 2 tấn/ha. Chi phí sản xuất thấp hơn đối chứng 1 - 4 triệu đồng/ha, lợi nhuận từ đó tăng lên rõ rệt.

Cùng với sự chung tay góp sức của cơ quan ban ngành địa phương, mô hình sản xuất lúa chất lượng ứng dụng công nghệ cao và liên kết tiêu thụ của Phân Bón Cà Mau ngày càng được nhân rộng, đông đảo bà con nông dân nhiệt tình hưởng ứng vì vừa giúp giải quyết khó khăn trước mắt lại là hướng đi ổn định lâu dài cho nhà nông.

Bà Huỳnh Đào Nguyên, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông An Giang đánh giá, trong bối cảnh giá cả vật tư nông nghiêp cao như hiện nay, mô hình rất ý nghĩa đối với nông dân, bởi bà con không chỉ được hỗ trợ phân bón, vật tư nông nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật mà còn được bao tiêu sản phẩm đầu ra để yên tâm sản xuất.

Đồng hành nhiều năm với nhà nông, ông Huỳnh Trần Anh Quang, Phó Giám đốc Marketing, đại diện Phân Bón Cà Mau cho biết, ông rất thấu hiểu tâm tư của bà con nên Công ty luôn hỗ trợ tối đa giúp bà con canh tác hiệu quả hơn.

Công ty cũng tích cực liên kết với các tổ chức chuyên môn, ban ngành địa phương triển khai mô hình sản xuất thông minh. Từ đây, bà con biết dùng công nghệ kỹ thuật mới thay cho cách làm cũ, đặc biệt quan tâm chọn đúng sản phẩm thương hiệu để giúp mùa màng thành công.

Phân bón Cà Mau được đánh giá là doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện bộ giải pháp dinh dưỡng, từ đó tiết giảm chi phí, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Việc liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ cùng sự chung tay của cơ quan ban ngành đã cho thấy được hiệu quả tối ưu, hợp thời và tích cực. Đây là tín hiệu tốt cho hướng đi bền vững của nông nghiệp Việt.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.