| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang nỗ lực khôi phục đàn heo sau dịch, đến nay đạt khoảng 200.000 con

Thứ Ba 16/08/2022 , 06:02 (GMT+7)

Kiên Giang Người chăn nuôi ở Kiên Giang đang nỗ lực khôi phục đàn heo sau khi bệnh dịch tả heo Châu Phi được khống chế, hiện tổng đàn đạt khoảng 200 ngàn con.

Đàn heo tăng trở lại

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kiên Giang, thời gian qua người chăn nuôi đã nỗ lực khôi phục đàn heo, hiện tổng đàn heo của tỉnh đạt khoảng 200.000 con, tăng hơn 5,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng số heo nái là 13.300 con, có 12.700 con heo nái đẻ (tăng hơn 9% so với cùng kỳ), đáp ứng nguồn con giống cho hộ chăn nuôi tái đàn, còn lại là heo thịt. Tổng số heo thịt đã xuất chuồng (trong 6 tháng đầu năm) là 98.600 con, tương đương với 9.150 tấn heo hơi. 

Dịch bệnh được khống chế, người chăn nuôi heo mạnh dạn tái đàn, tổng đàn heo của tỉnh Kiên Giang đang tăng trở lại. Ảnh: Trung Chánh.

Dịch bệnh được khống chế, người chăn nuôi heo mạnh dạn tái đàn, tổng đàn heo của tỉnh Kiên Giang đang tăng trở lại. Ảnh: Trung Chánh.

Những tháng gần đây, giá heo hơi thương lái thu mua ở mức  63.000 – 65.000 đồng/kg, cao điểm có lúc lên đến gần 70.000 đồng/kg heo hơi. Với mức giá này, người chăn nuôi đang có lãi khá, tạo động lực để đẩy mạnh tái đàn, nhất là phục vụ nhu cầu tiêu thụ thịt heo tăng mạnh và dịp tết.

Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo trang trại, gia trại, chủ động phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Tập trung triển khai các giải pháp phát triển sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm đảm bảo “3 nguyên tắc” là: an toàn dịch bệnh, cân bằng cung cầu và an sinh xã hội.

Ông Nguyễn Hồng Kỳ, hộ chăn nuôi heo ở huyện Tân Hiệp cho biết: “Vào năm 2020, khi bệnh dịch tả heo Châu Phi bùng phát, khiến đàn heo của gia đình ông cũng như nhiều hộ chăn nuôi nông hộ bị mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy, treo chuồng trong thời gian dài. Đến đầu năm 2022, khi dịch bệnh được khống chế, tôi mới đầu tư khôi phục đàn heo trở lại với 20 con heo thịt, mới xuất chuồng cũng lãi được khoảng chục triệu đồng. Hiện mới bắt con giống nuôi lại lứa heo mới 40 con, hy vọng cuối năm sẽ xuất chuồng, giá bán ổn định để người chăn nuôi luôn có lãi”.

Ông Kỳ là một trong số ít những hộ chăn nuôi gượng dậy, tiếp tục theo đuổi nghề chăn nuôi sau khi bão dịch tả heo Châu Phi càn quét qua. Hiện đa số còn lại là chăn nuôi gia trại, trang trại tập trung, đầu tư nuôi chuồng kín, chuồng lạnh, đảm bảo an toàn dịch bệnh mới dám đầu tư để giảm bớt rủi ro. Phổ biết nhất hiện nay là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chuyển sang nuôi gia công cho các công ty, được đầu tư khép kín với quy trình nuôi hiện đại, an toàn sinh học.

Tăng cường phòng, chống dịch bệnh

Để bảo vệ và phát triển chăn nuôi, nhất là khôi phục đàn heo, ngành nông nghiệp đã tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, đẩy mạnh công tác tiêm phòng. Nhờ đó, đã không xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc, gia cầm lây lan ở diện rộng. Chi cục Chăn nuôi và Thú y Kiên Giang đã tiến hành tiêm phòng vắc xin trên đàn heo được 192.000 liều, để phòng chống các dịch bệnh lở mồm long móng, heo tai xanh… 

Theo ghi nhận, trong 6 tháng đầu năm, bệnh dịch tả heo Châu Phi đã xảy ra tại 30 ấp trên địa bàn 22 xã, thuộc 10 huyện/15 huyện, thành phố của tỉnh. Tuy nhiên, số heo mắc bệnh buộc phải tiêu hủy không lớn. Qua kiểm soát dịch bệnh, ngành chức năng đã tiến hành tiêu hủy 389 con heo bị dịch bệnh của 45 hộ chăn nuôi trên địa bàn.

Ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang tập trung triển khai các giải pháp phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đảm bảo '3 nguyên tắc' là: an toàn dịch bệnh, cân bằng cung cầu và an sinh xã hội. Ảnh: Trung Chánh.

Ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang tập trung triển khai các giải pháp phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đảm bảo “3 nguyên tắc” là: an toàn dịch bệnh, cân bằng cung cầu và an sinh xã hội. Ảnh: Trung Chánh.

Công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ được tiến hành thường xuyên. Hiện toàn tỉnh có 14 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung thuộc thị trấn, thành phố. Ở tuyến xã có 32 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm  nhỏ lẻ. Hầu hết các cơ sở giết mổ tập trung và nhỏ lẻ đều có sự quản lý của chính quyền địa phương và cơ quan thú y. Nhìn chung hoạt động chăn nuôi tiếp tục ổn định, dịch bệnh ít xảy ra và lây lan ở diện rộng nhờ công tác giám sát chặt chẽ, phát hiện kịp thời và xử lý các ổ dịch đúng quy định. Đàn heo và đàn gia cầm tăng so với cùng kỳ do ít bị ảnh hưởng của dịch bệnh, bán được giá nên bà con mạnh dạn tái đàn.

Ngành nông nghiệp đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn giám sát chặt chẽ  tình hình dịch bệnh nhằm phát hiện kịp thời và xử lý ổ dịch, không để lây lan. Đồng thời, triển khai có hiệu quả chuyển dịch tái cơ cấu đàn chăn nuôi theo hướng tăng tỷ trọng các loài vật nuôi có giá trị. Triển khai thực hiện “Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững giai đoạn 221-2025 và định hướng đến năm 2030” theo Quyết định 1476/QĐ-UBND ngày 26/6/2020 của UBND tỉnh Kiên Giang.

Xem thêm
Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Chú trọng biện pháp sinh học phòng trừ sâu róm hại táo

NINH THUẬN Biện pháp rất quan trọng là tăng cường bảo vệ thiên địch, hạn chế dùng thuốc hóa học, không phát dọn sạch thực bì trong vườn, tăng cường trồng cây phân xanh, cây họ đậu

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.

Quảng Ninh ban hành Chỉ thị mới về bảo vệ rừng

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.