| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang 'báo động đỏ' với cháy rừng

Thứ Sáu 12/04/2024 , 15:21 (GMT+7)

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Quốc Anh vừa ký công văn yêu cầu các chủ rừng tăng cường biện pháp cấp bách phòng chống cháy rừng và chữa cháy rừng.

Nhiều tuyến kênh, rạch trong các khu rừng tràm ở Kiên Giang đã cạn kiệt nguồn nước, vật liệu cháy tích tụ nhiều năm cộng với thời tiết khô hanh khiến nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Ảnh: Trung Chánh.

Nhiều tuyến kênh, rạch trong các khu rừng tràm ở Kiên Giang đã cạn kiệt nguồn nước, vật liệu cháy tích tụ nhiều năm cộng với thời tiết khô hanh khiến nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Ảnh: Trung Chánh.

Theo đó, UBND tỉnh Kiên Giang yêu cầu các các huyện, thành phố có rừng và các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý về công tác phòng chống cháy rừng, chữa cháy rừng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về phòng cháy, chữa cháy rừng, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Có phương án cụ thể, bố trí lực lượng thường trực tại các chốt, trạm để kiểm soát chặt chẽ người ra vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao, đặc biệt chú trọng các khu rừng tràm, một số khu rừng có trảng cỏ, cây bụi rải rác. Tổ chức trực ban, phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ tại những khu vực có mức cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ cấp III trở lên.

Tăng cường công tác tuần tra, canh gác, phát hiện sớm lửa rừng và đảm bảo lực lượng ứng trực, sẵn sàng huy động lực lượng tại chỗ xử lý ngay khi cháy rừng xảy ra. Bố trí phương tiện, vật tư, kinh phí để thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”. Có phương án sẵn sàng, chủ động di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm khi cần thiết, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân,...

Lực lượng Kiểm lâm Kiên Giang cùng các chủ rừng triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống cháy, chữa cháy rừng. Ảnh: Trung Chánh.

Lực lượng Kiểm lâm Kiên Giang cùng các chủ rừng triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống cháy, chữa cháy rừng. Ảnh: Trung Chánh.

Mùa khô năm nay thời tiết diễn biến bất thường, nắng nóng kèm theo thiếu hụt lượng mưa, đặc biệt ở các tuyến kênh trong rừng tràm đã cạn nước, vật liệu cháy tích tụ nhiều năm khô hanh, nguy cơ xảy ra cháy rừng ở nhiều nơi là rất cao, gây thiệt hại về rừng, môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, tài sản, tính mạng và đời sống của người dân.

Hiện nhiều khu rừng thuộc tỉnh Kiên Giang đang ở cấp cảnh báo cháy rừng cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm (cấp IV và cấp V). Từ đầu mùa khô đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 14 vụ cháy rừng, tổng diện tích bị cháy gần 20 ha, trong đó  thành phố Phú Quốc xảy ra 12 vụ, An Minh và Giang Thành mỗi huyện 1 vụ. Hiện trạng cháy chủ yếu là trảng cỏ, dây leo, cây bụi, một số khu vực rừng bị chặt phá...

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.