| Hotline: 0983.970.780

Kịch bản phim giá bao nhiêu

Thứ Năm 27/08/2009 , 10:40 (GMT+7)

Chưa bao giờ giới biên kịch được chào đón và được trọng thị như hiện nay. Bên cạnh những tên tuổi, nhiều cây bút trẻ có chút say mê nghệ thuật thứ bảy cũng được mời gọi.

Một cảnh trong phim "Trần Thủ Độ"

Không còn cung cách ngồi rung đùi chờ người khác mang kịch bản đến, những hãng phim Nhà nước dần dần cũng thấy sốt ruột vì bị cạnh tranh khi các hãng phim tư nhân ra đời. Chưa bao giờ giới biên kịch được chào đón và được trọng thị như hiện nay. Bên cạnh những tên tuổi như Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Khắc Phục… nhiều cây bút trẻ có chút say mê nghệ thuật thứ bảy cũng được mời gọi chuyển ý tưởng bay bổng lên màn bạc.  

Đã có nhiều Cty được thành lập với ý định chuyên môi giới mua bán kịch bản phim, nhưng trước mắt công việc kinh doanh cũng không trôi chảy lắm, vì các hãng phim vẫn tìm kịch bản theo cách “chọn mặt gửi vàng”. Nhà văn Nhật Tuấn chỉ cần đưa đề cương kịch bản “Trùng phùng” dài 40 tập đã được Hãng phim truyền hình TPHCM – TFS cho nhận luôn 200 triệu nhuận bút. Còn một nhà biên kịch đắt hàng khác đã cầm trong tay khoảng 500 triệu ứng trước của các hãng phim mà hơn một năm qua vẫn chưa nộp một tập bản thảo nào, khiến đồng nghiệp thán phục gọi ông là “con nợ của nền điện ảnh Việt Nam”. Cảnh tượng bánh ít mạnh dạn cho đi để mỏi cổ mong bánh quy trả lại, quả thật nguy hiểm cho cả hai đối tác biên kịch và hãng phim.  

Chưa đủ khả năng hình thành công nghệ viết kịch bản như các quốc gia có nền điện ảnh phát triển trên thế giới, nhưng tính chuyên nghiệp của đội ngũ biên kịch nước ta đã được khẳng định bằng những hợp đồng có giá cả đàng hoàng. Với xu hướng nhiều tập, kịch bản phim truyền hình áp đảo các nhà biên kịch khi nhìnlại khung giá cho một kịch bản phim nhựa. Hiện nay, một kịch bản phim nhựa, giá đặt hàng của hãng phim Nhà nước từ khoảng 50-60 triệu, còn giá đặt hàng của hãng phim tư nhân khoảng 100 triệu.

Chưa nói tính phức tạp của thao tác kỹ thuật, thời gian cả năm ròng rã để chau chuốt cho một kịch bản phim nhựa nếu chuyển sang viết kịch bản phim truyền hình thì ít nhất cũng được 30 tập. Thông thường 30 tập phim truyền hình rất dễ nhận được cái gật đầu của nhà sản xuất, nhưng một kịch bản phim nhựa thì phải nâng lên đặt xuống không biết bao nhiêu lần. Chính vì sức hút của phim truyền hình, cả về tài chínhlẫn những đòi hỏi không quá cao về nghiệp vụ, khiến không ít nhà biên kịchthay vì đầu tư nhiều hơn để xây dựng ý tưởng thành kịch bản phim nhựa thì tìmmọi cách đắp thêm chi tiết, đắp thêm nhân vật để “bán” cho truyền hình! Ví dụ, bộ phim truyền hình “Trần Thủ Độ” đang thực hiện, đã mang lại cho tác giả kịch bản khoản nhuận bút lên đến 900 triệu đồng! 

Khi cơn sốt kịch bản phim bùng phát khắp nơi thì tạo ra khó khăn nho nhỏ: cácnhà văn thì có ý tưởng nhưng chưa thấu đáo nghiệp vụ phim trường, còn cácnhà biên kịch lại quá nghèo ý tưởng dù thừa khả năng biến hóa những “trò”để diễn! Vì thế, để có một kịch bản tốt, các nhà biên kịch phải mượn ý tưởngcủa các nhà văn. Trừ dăm nhà biên kịch hơi lãng mạn hóa bản thân về khả năngxây dựng tình huống, hầu hếtcác bộ phim lưu lại chút ít cảm xúc cho khán giả đều phải bám vào ý tưởng màcác nhà văn đã biết trầm tích mới viết được.

Thế là văn xuôi bỗng có giá! Nhiềunhà văn mặt mũi một sớm tinh mơ nào đó chợt tươi như hoa vì cái truyện ngắnhay thiên tiểu thuyết của mình được chuyển thể phim truyền hình,và mang lại một món tiền bất ngờ đầy thú vị. Mượn cốt truyện làm phim thì được trả 500 ngàn/ tập nên nhiều nhà văn dù không hài lòng lắm về tác phẩm của mình đã được điện ảnh hóa nhưng vẫn nắc nỏm: “Sao không kéo dài thêm vài ba tập nhỉ?” 

Tuy nhiên chuyện khai thác ý tưởng cho phim truyện truyền hình cũng chưa phải đãcó sự tôn trọng tác quyền cần thiết, nhiều nhà làm phim vô cớ gạt nhà văn –người sáng tạo đầu tiên sang một bên. Vẫn còn tồn tại thực trạng các nhà truyền hình sau cử chỉ lịch thiệp xinchuyển thể thành phim, thì cứ vin vào sự đồng ý “bán - mua” của nhà văn rồi thỏasức muốn làm tròn méo gì thì làm, muốn làm mấy tập thì làm, khiến không ít tác phẩm văn học từng được công chúng yêu mến bỗng trở thành những thước phim hời hợt trên màn ảnh truyền hình!

Xem thêm
Công an Hà Nội vào chung kết Cúp Quốc gia 2024/2025

Tối 26/6, Công an Hà Nội giành quyền vào chơi trận chung kết Cúp Quốc gia 2024/25 sau chiến thắng 3-1 trước Thể Công Viettel trên sân Hàng Đẫy.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sắp thu vé tham quan

Từ ngày 12/4/2025, người dân và du khách khi vào tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cần mua vé với mức giá 40.000 đồng/người/lượt.

Đánh thức tiềm năng du lịch đường sông ở Hải Phòng: [Bài 2] Triển khai đồng bộ bốn giải pháp căn cơ

Tiềm năng du lịch đường thủy ở Hải Phòng rất lớn, có thể tận dụng lợi thế từ cảng biển để phát triển du lịch đặc thù gắn với bảo vệ môi trường.

Vật liệu cũ ‘kể chuyện mới’

Vườn hoa Diên Hồng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) bất ngờ ‘kể chuyện mới’ với một không gian nghệ thuật đầy màu sắc, được tạo dựng hoàn toàn từ vật liệu cũ.

Bình luận mới nhất