| Hotline: 0983.970.780

Bảo quản, tu bổ quần thể di tích An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương

Thứ Năm 03/07/2025 , 11:12 (GMT+7)

Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương vừa được Chính phủ phê duyệt quy hoạch nâng cấp bảo quản, tu bổ, phục hồi…

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính vừa ký Quyết định số 1396/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương(Quy hoạch).

Quần thể di tích An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương thuộc thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (nay là thành phố Hải Phòng).

Quần thể di tích An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương thuộc thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (nay là thành phố Hải Phòng).

Quyết định nêu rõ mục tiêu quy hoạch nhằm bảo tồn, gìn giữ lâu dài các yếu tố gốc cấu thành di tích, các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương, với tư cách là một hợp phần của Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc, góp phần bảo tồn sự toàn vẹn, xác thực và giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản thế giới trong tương lai.

Đồng thời, phát huy giá trị Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương; tổ chức hệ thống giao thông nội bộ kết nối các cụm, điểm di tích thành một tổng thể thống nhất; kết nối quần thể di tích này với các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong và ngoài tỉnh góp phần phát triển chương trình du lịch văn hóa tâm linh và du lịch sinh thái của tỉnh nói riêng và vùng đồng bằng sông Hồng nói chung; hình thành chuỗi di sản liên vùng và phát huy tối đa giá trị di tích.

Xác định và điều chỉnh ranh giới khu vực bảo vệ di tích; làm cơ sở để cắm mốc giới và quản lý di tích theo khoanh vùng bảo vệ. Xác định các khu chức năng, khu vực bảo vệ cảnh quan, môi trường và chỉ tiêu sử dụng đất cho khu vực di tích. Quy hoạch, tổ chức không gian và bố trí hệ thống hạ tầng giao thông, kỹ thuật phù hợp với các giai đoạn bảo tồn, phát huy giá trị di tích.

Định hướng, xây dựng kế hoạch, lộ trình và các giải pháp tổng thể quản lý, đầu tư xây dựng, bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch bền vững, hài hòa với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đề xuất mô hình và cấp độ quản lý Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn, vai trò quản lý, quy mô đầu tư, nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch.

Quần thể di tích An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương thuộc thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (nay là thành phố Hải Phòng) từ lâu đã được biết đến với những giá trị hiếm có về lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh. Ngày 22/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định xếp hạng di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương là di tích quốc gia đặc biệt.

Hình thành trung tâm sinh hoạt văn hóa phục vụ nhân dân, du khách cả nước

Về quy hoạch tổ chức không gian bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích, Quyết định nêu rõ định hướng bảo tồn, phát triển chung là bảo tồn nghiêm ngặt và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương với tư cách là tài nguyên du lịch, góp phần tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Giếng Ngọc trong khuôn viên chùa Tường Vân thuộc di tích An Phụ.

Giếng Ngọc trong khuôn viên chùa Tường Vân thuộc di tích An Phụ.

Tổ chức không gian Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương thành 6 khu vực tạo thuận lợi cho việc bảo tồn, gìn giữ các di tích gốc, các di chỉ, hiện vật khảo cổ đã phát lộ và còn nằm trong các hang động khu vực Kính Chủ và Nhẫm Dương.

Phục hồi các hạng mục công trình vốn có của quần thể di tích; tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, xây dựng bổ sung các công trình phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, phù hợp với các giai đoạn bảo tồn, tu bổ, phục hồi, tôn tạo và phát huy giá trị quần thể di tích; tổ chức hệ thống giao thông kết nối liên hoàn các điểm di tích trong cùng một quần thể, giúp cho việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị quần thể di tích được thuận lợi; hình thành trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng và nghiên cứu lịch sử - văn hóa vùng miền, phục vụ nhân dân, du khách trong tỉnh và cả nước...

Nghiên cứu, phát triển các loại hình du lịch văn hóa, các sản phẩm du lịch tham quan trải nghiệm, du lịch nghỉ dưỡng gắn với việc tìm hiểu lịch sử, văn hóa vùng miền; khai thác tiềm năng khảo cổ học, môi trường cảnh quan, danh lam thắng cảnh, nâng tầm giá trị của di tích như một điểm đến của giới nghiên cứu trong nước và quốc tế; trở thành một trong những trung tâm du lịch, điểm đến hấp dẫn du khách.

Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Đối với định hướng phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, Quy hoạch sẽ đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Khai thác hiệu quả tiềm năng tài nguyên thiên nhiên sẵn có như: Hệ thống núi đá, hang động, sông ngòi, hệ sinh thái tự nhiên, di tích, di chỉ khảo cổ học, danh lam thắng cảnh... để phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch sinh thái, tham quan, khám phá môi trường, cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái động, thực vật... trong phạm vi quần thể di tích và khu vực lân cận.

Bài thơ khắc trên vách động Kính Chủ là của du sĩ Trần Quốc Trinh, được viết bằng chữ quốc ngữ vào năm 1935.

Bài thơ khắc trên vách động Kính Chủ là của du sĩ Trần Quốc Trinh, được viết bằng chữ quốc ngữ vào năm 1935.

Phát triển các sản phẩm du lịch trải nghiệm, nghiên cứu khảo cổ gắn với hoạt động điền dã, điều tra và thực hành thăm dò, khai quật khảo cổ tại Khu di tích Kính Chủ, Nhẫm Dương, động Hàm Long - Tâm Long - Đốc Tít, hang chùa Mộ.

Tạo lập các sản phẩm dịch vụ, du lịch mới phù hợp như: du lịch thiền gắn với trải nghiệm ẩm thực chay, tham gia các khóa tu tập, an cư kiết hạ...; đồng thời phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng trên cơ sở khai thác lợi thế của làng quê nông nghiệp, tìm hiểu văn hóa - lịch sử, phong tục tập quán, trải nghiệm đồng quê, thưởng thức các món ăn đặc sản địa phương. Các sản phẩm du lịch được hỗ trợ thông qua hoạt động nghiên cứu bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến quần thể di tích.

Hình thành các tuyến tham quan trải nghiệm tại các làng nghề thủ công truyền thống

Xây dựng các tuyến du lịch, chương trình tham quan du lịch trên cơ sở lấy các di tích gốc, yếu tố môi trường, cảnh quan tự nhiên tạo nên giá trị của Quần thể di tích làm hạt nhân trong phát triển du lịch và tổ chức các tuyến du lịch theo chuyên đề gia tăng trải nghiệm cho du khách.

Chùa Nhẫm Dương - căn cứ quân sự thời kỳ kháng chiến chống Nguyên - Mông và trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc.

Chùa Nhẫm Dương - căn cứ quân sự thời kỳ kháng chiến chống Nguyên - Mông và trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc.

Nghiên cứu, hình thành tuyến du lịch tham quan nội khu trong cùng quần thể di tích; trải nghiệm tham quan, ngắm cảnh dãy núi Yên Phụ bằng tuyến đi bộ (Trekking) lên đỉnh núi, đu dây trượt (Zipline) từ đỉnh núi xuống, tuyến tàu điện (tàu kéo cáp) hoặc cáp treo (nếu có)...

Khai thác tuyến du lịch bằng thuyền tham quan sông Kinh Thầy (đoạn chảy qua khu vực di tích Động Kính Chủ); dọc hai bên bờ sông Kinh Thầy, núi Dương Nham và núi Lĩnh Đông được quy hoạch khu nghỉ dưỡng sinh thái, xây dựng các khu nhà vườn, khu vực bán và giới thiệu đặc sản của địa phương...

Hình thành các tuyến tham quan trải nghiệm tại các làng nghề thủ công truyền thống, trải nghiệm du lịch đồng quê trên cơ sở kết nối Quần thể di tích An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương với các điểm đến khác tại khu vực lân cận. Hình thành tuyến du lịch chuyên đề khảo cổ học, lịch sử, văn hóa kết nối di tích động Kính Chủ - chùa Nhẫm Dương với các đi tích khảo cổ khác trên địa bàn và toàn vùng Đông Bắc…

Xem thêm
Công an Hà Nội vào chung kết Cúp Quốc gia 2024/2025

Tối 26/6, Công an Hà Nội giành quyền vào chơi trận chung kết Cúp Quốc gia 2024/25 sau chiến thắng 3-1 trước Thể Công Viettel trên sân Hàng Đẫy.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sắp thu vé tham quan

Từ ngày 12/4/2025, người dân và du khách khi vào tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cần mua vé với mức giá 40.000 đồng/người/lượt.

Đánh thức tiềm năng du lịch đường sông ở Hải Phòng: [Bài 2] Triển khai đồng bộ bốn giải pháp căn cơ

Tiềm năng du lịch đường thủy ở Hải Phòng rất lớn, có thể tận dụng lợi thế từ cảng biển để phát triển du lịch đặc thù gắn với bảo vệ môi trường.

Vật liệu cũ ‘kể chuyện mới’

Vườn hoa Diên Hồng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) bất ngờ ‘kể chuyện mới’ với một không gian nghệ thuật đầy màu sắc, được tạo dựng hoàn toàn từ vật liệu cũ.

Bình luận mới nhất