| Hotline: 0983.970.780

Khuyến nông hướng đến nền nông nghiệp bền vững

Thứ Năm 30/06/2022 , 20:31 (GMT+7)

Để tạo bước đột phá mới trong lĩnh vực nông nghiệp, Quảng Bình đã triển khai thực hiện nhiều mô hình đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, ứng dụng KHKT vào sản xuất…

Ở vùng cát ven biển Quảng Bình luôn có thế mạnh về nuôi tôm. Từ  năm 2021, Trung tâm Khuyến nông-KN tỉnh đã thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng bảo đảm an toàn thực phẩm tại xã Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy) và xã Hải Ninh (Quảng Ninh) với quy mô 2 ha.

Mô hình nuôi tôm sinh học cho nông dân có lợi nhuận cao. Ảnh: TP

Mô hình nuôi tôm sinh học cho nông dân có lợi nhuận cao. Ảnh: TP

Người dân nuôi tôm tham gia mô hình được Trung tâm hỗ trợ giống và vật tư (thức ăn, chế phẩm sinh học, vitamin…). Trong quá trình triển khai thực hiện mô hình, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm luôn có mặt để hướng dẫn quy trình và hướng dẫn ghi chép sổ nhật ký sản xuất. Trước khi thực hiện, các hộ dân được tập huấn kỹ thuật nuôi, quy trình chăm sóc và cách phòng trừ dịch hại trên tôm.

Anh Nguyễn Minh Giáp (một hộ nuôi tôm ở xã Ngư Thủy Bắc), cho biết quá trình nuôi được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn theo dõi trạng thái sức khỏe của tôm nuôi và các chỉ số môi trường, cách bảo quản thức ăn, hóa chất. “Những người nuôi tôm đã được khuyến khích tăng cường việc sử dụng các chế phẩm sinh học, hạn chế sử dụng thuốc và hóa chất trong suốt quá trình”- anh Giáp nói thêm.

Mô hình được áp dụng theo công nghệ nuôi 3 giai đoạn và tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học nên đã hạn chế tối đa dịch bệnh trên tôm nuôi nhất là các bệnh về môi trường. Chị Hồ Thị Thủy, Phó phòng Chuyển giao kỹ thuật (Trung tâm Khuyến nông-KN Quảng Bình, người được giao phụ trách mô hình), cho biết: “Quá trình thực hiện mô hình tại các hộ nuôi đạt kết quả cao. Tỷ lệ tôm sống đạt 75%, năng suất đạt trên 10 tấn/ha. Thu nhập bình quân của các hộ nuôi đạt từ 140-160 triệu đồng”.

Mô hình được các hộ nuôi đánh giá cao, xem đây là hình thức nuôi mới có thể thay thế hình thức nuôi truyền thống trước đây. Từ hiệu quả của mô hình, nhiều người dân trong vùng và các địa phương lân cận đã tham quan học hỏi và áp dụng vào sản xuất.

Khi được hỏi về hiệu quả mô hình, anh Nguyễn Minh Giáp nói như khoe: “Vụ nuôi theo phương pháp mới, gia đình tôi đạt sản lượng cao với hơn 5,4 tấn. Với giá bán 120.000 đồng/kg, gia đình thu về hơn 160 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Nhiều bà con thấy có hiệu quả nên đến hỏi thăm để  cùng làm cho vụ sau”. 

Trên lĩnh vực trồng trọt, với mục tiêu đưa những giống lúa mới triển vọng vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng. Trung tâm  đã thực hiện mô hình sản xuất thử nghiệm giống lúa ADI trên quy mô gần 6 ha tại các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh và Bố Trạch với quy trình thực hiện hướng hữu cơ.

Tham gia mô hình, các hộ nông dân được hỗ trợ 50% giống và vật tư phân bón. Trong quá trình sản xuất, bà con được cán bộ kỹ thuật của trung tâm trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng, chăm bón, phòng ngừa sâu bệnh…

Đưa giống lúa chất lượng cao và sản xuất hữu cơ là mục tiêu của khuyến nông để nông dân có hiệu quả cao hơn trên đồng ruộng. Ảnh: T.P

Đưa giống lúa chất lượng cao và sản xuất hữu cơ là mục tiêu của khuyến nông để nông dân có hiệu quả cao hơn trên đồng ruộng. Ảnh: T.P

Trên cánh đồng thôn Mỹ Lộc Thượng (Lệ Thủy), lúa chín vàng rực, chắc chắn một vụ bội thu. Ông Võ Văn Thắng, Giám đốc HTX Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Mỹ Lộc Thượng cho biết đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông -KN tỉnh sản xuất thử nghiệm 2ha lúa ADI28. Giống lúa này có tỷ lệ nảy mầm khá cao trên 90%; giống đẻ nhánh tập trung, cây cao trung bình 100-110cm, cứng cây, khả năng chống ngã đổ tốt. “Chúng tôi xác định năng suất thu hoạch bình quân đạt khoảng 68 tạ/ha. Giống lúa chất lượng cao và có năng suất cao nên bà con rất hài lòng”- ông Thắng cho hay.

Theo ông Trần Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông -KN Quảng Bình, các mô hình được triển khai thực hiện nhằm mục đích giới thiệu, chuyển giao kỹ thuật về các giống cây trồng, vật nuôi mới. “Mục tiêu là tiến bộ khoa học công nghệ đến gần với người dân. Giúp bà con thay đổi phương thức sản xuất, chủ động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi”- ông Hải nói..

Xem thêm
Thịt lợn ế ẩm chưa từng có

QUẢNG NGÃI Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Quảng Ngãi, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Các tiểu thương bán thịt lợn cũng rơi vào cảnh ế ẩm chưa từng có.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Hàng trăm tàu cá bị kiểm tra, xử lý trên vịnh Bắc Bộ

HẢI PHÒNG Từ đầu năm 2025 đến nay, Chi cục Kiểm ngư Vùng I đã tuần tra 80 ngày trên biển, kiểm tra 187 tàu cá, xử lý hàng chục trường hợp vi phạm.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất