| Hotline: 0983.970.780

Khuyến lâm góp phần tăng giá trị rừng trồng từ 20 - 25%

Thứ Ba 28/11/2023 , 05:39 (GMT+7)

Hàng nghìn ha mô hình khuyến lâm đã phát huy đa giá trị ‘rừng vàng’ của Việt Nam, giúp giá trị của rừng trồng tăng từ 20 - 25% so với trước đây.

Việt Nam diện tích rừng và đất lâm nghiệp rất lớn, vì vậy canh tác bền vững dưới hình thức nông - lâm kết hợp có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

30 năm đồng hành cùng người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, hoạt động khuyến lâm đã có nhiều đóng góp phát huy tính đa giá trị từ “rừng vàng”.

Giống giổi ghép đang được nhiều địa phương mở rộng diện tích trồng. Ảnh: Nguyễn Thành.

Giống giổi ghép đang được nhiều địa phương mở rộng diện tích trồng. Ảnh: Nguyễn Thành.

Cụ thể, công tác khuyến lâm đã tổ chức triển khai hàng nghìn ha mô hình trình diễn về hình thức canh tác nông - lâm kết hợp, mô hình canh tác trên đất dốc; kết hợp các loài cây lâm nghiệp dài ngày như lim xanh, giổi xanh, giổi ăn hạt, lát hoa, keo tai tượng, tếch, mắc ca… với các loài cây ăn quả như mận, xoài, cam, bưởi, nhãn, dứa… hoặc các loại cây nông nghiệp ngắn ngày, thu hút gần 3.000 hộ dân tham gia tại các tỉnh vùng núi phía Bắc và miền Trung.

Đồng hành với các mô hình trình diễn, các hoạt động thông tin, đào tạo được tổ chức rộng rãi với trên 10.000 ấn phẩm khuyến nông phát hành. Các sự kiện khuyến nông như diễn đàn, hội thi, cùng sự phối hợp truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng được tổ chức thường xuyên.

Theo thống kê, đã có trên 12.000 tin, bài ảnh, phóng sự được hệ thống truyền thông giới thiệu bằng nhiều phương thức như truyền hình, phát thanh, báo, tạp chí với đa dạng ngôn ngữ dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao nhận thức cho các hộ gia đình về phát triển thâm canh rừng, quản lý rừng bền vững có chứng chỉ FSC.

Nhiều mô hình trồng kết hợp cây lâm nghiệp với cây ăn quả đã góp phần nâng cao độ che phủ rừng và thu nhập cho bà con vùng núi. Ảnh: TL.

Nhiều mô hình trồng kết hợp cây lâm nghiệp với cây ăn quả đã góp phần nâng cao độ che phủ rừng và thu nhập cho bà con vùng núi. Ảnh: TL.

Đặc biệt, chương trình “Nhà nông cần biết” truyền thông trên Đài Tiếng nói Việt Nam bằng 12 thứ tiếng dân tộc thiểu số các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, phía tây Nghệ An - Thanh Hoá, Tây Nam bộ đã giúp chuyển biến nhận thức của người dân miền núi từ chỗ chỉ biết khai thác, lợi dụng rừng sang canh tác “lấy ngắn nuôi dài” để phát triển rừng hỗn loài.

Bên cạnh đó, hoạt động khuyến lâm còn chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật, giống cây lâm nghiệp mới có nguồn gốc, năng suất, chất lượng phục vụ tốt để người dân ở vùng miền núi đẩy mạnh thâm canh nguyên liệu gỗ. Minh chứng là gần 30 nghìn ha mô hình với trên 5 nghìn hộ tham gia, giá trị của rừng trồng tăng từ 20 - 25% so với trước đây.

Những quy trình canh tác tiên tiến, chuyển hoá rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn đã góp phần nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm trong một chu kỳ kinh doanh.

Cùng với đó, việc liên doanh, liên kết với doanh nghiệp chế biến gỗ cũng được chú trọng. Hoạt động liên kết giúp thu nhập của người trồng rừng được ổn định, các doanh nghiệp chủ động được về nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu.

Những năm qua, các mô hình khuyến lâm trồng và chuyển hóa rừng gỗ lớn đã phục vụ đắc lực cho định hướng của ngành lâm nghiệp. Ảnh: Võ Dũng.

Những năm qua, các mô hình khuyến lâm trồng và chuyển hóa rừng gỗ lớn đã phục vụ đắc lực cho định hướng của ngành lâm nghiệp. Ảnh: Võ Dũng.

Các mô hình liên kết đã tạo thành chuỗi giá trị khép kín từ trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm và luôn đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia. Hiệu quả kinh tế của mô hình đạt từ 270 - 300 triệu đồng/ha cho một chu kỳ kinh doanh.

Người sản xuất được tập huấn, đào tạo các kỹ thuật canh tác, kỹ năng quản lý, tổ chức sản xuất... với các chuyên đề rất thiết thực và hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng tham gia và nhu cầu của sản xuất ở từng giai đoạn khác nhau.

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Sơn La sẽ tổng kết 10 năm đưa cây ăn quả lên đất dốc

Sơn La Sơn La dự kiến sẽ tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc trong tháng 5/2025.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.