| Hotline: 0983.970.780

Khuyến khích nông dân vùng cao nuôi ốc nhồi né dịch

Thứ Bảy 20/11/2021 , 17:07 (GMT+7)

Cách chăm sóc, tiêu thụ ốc nhồi của nông dân tại xã vùng cao Thượng Nung huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã phát huy hiệu quả trong né dịch Covid-19.

Người dân xã Thượng Nung huyện Võ Nhai phấn khởi với nghề nuôi ốc nhồi. Ảnh Đồng Văn Thưởng

Người dân xã Thượng Nung huyện Võ Nhai phấn khởi với nghề nuôi ốc nhồi. Ảnh Đồng Văn Thưởng

Miễn nhiễm với dịch

Mô hình nuôi ốc nhồi xã Thượng Nung huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên mới được thực hiện từ năm 2018 nhưng đã cho lợi nhuận khá. Do đó, các cấp chính quyền địa phương luôn cổ vũ động viên, còn nông dân gia sức truyền nhau cách thực hiện cho mỗi vụ ốc đạt hiệu quả cao hơn. Đến nay, đã có hơn 50 hộ của xã vùng cao đã chuyên canh nuôi ốc nhồi.

Chị Ân Thị Hội (Xóm Lục Thành, xã Thượng Nung) cho hay, nguồn giống ốc được mua ngay tại địa bàn. Các hộ dân có ao thì tận dụng, một số hộ không có ao thì chuyển đổi từ đất trũng thấp thành ao nuôi.

Cuối năm 2020, sau khi tham gia lớp tập huấn tại xã, ngoài 1 sào ao có sẵn, gia đình chị Hội đào thêm 2 sào ao để có 3 ao nuôi quy cách. Đầu năm 2021, chị Hội mua 250.000 đồng/kg ốc giống về để nuôi. Ốc đẻ trứng được tách ra 2 ao bên cạnh. Một ao ốc thương phẩm, một ao ốc ươm trứng.

Theo chị Hội, ngoài mua giống tại chỗ, nuôi ốc nhồi cho phép chăm sóc tại chỗ, tạo thức ăn và bán cũng tại chỗ. Ốc nhồi có sức đề kháng tốt, nguồn thức ăn cũng rất đơn giản, chỉ là bèo tấm, rau xanh, lá ráy, khoai lang, các loại củ quả... toàn là những loại thức ăn thuộc về vùng cao, phù hợp với cách lập nghiệp lối dân nghèo. Vào mùa ốc đẻ trứng rộ, chị Hội bán giống cho bà con với giá 500.000 đồng/kg trứng.

Trước đó, thời điểm đầu năm, giá trứng có khi lên tới trên dưới một triệu/kg nhưng chị phải để lại để gây ươm ốc thương phẩm. Tuy nhiên, nhờ bán ốc giống mà chị đã thu hồi được nguồn vốn 50 triệu đồng đầu tư ban đầu. Thành quả còn lại là ao ốc giống và một ao nuôi ốc thương phẩm. Chị Hội nhẩm tính, với khoảng 1 tấn ốc thương phẩm còn lại, gia đình chị sẽ có thu nhập từ 70 - 100 triệu đồng vào cuối năm.

Chăn nuôi hiệu quả

Nuôi ốc qua vụ đầu thắng lớn, vợ chồng lão nông Lương Văn Vy và Lương Thị Y đã làm chòi ra khu ao nuôi ở giữa cánh đồng xóm Trung Thành để tiện chăm sóc, bảo vệ vật nuôi. Ông Lương Văn Vy cho biết, tháng 09/2019, gia đình ông cải tạo 6 sào ruộng thành ao nuôi ốc. Qua tìm hiểu, tập huấn, trước khi tiến hành thả ốc giống, ao nuôi được nạo vét sạch.

Nhiều ruộng lúa kém hiệu qủa đã được nông dân xã Thượng Nung cải tạo thành ao nuôi ốc nhồi, đang đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Nhiều ruộng lúa kém hiệu qủa đã được nông dân xã Thượng Nung cải tạo thành ao nuôi ốc nhồi, đang đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Ông cẩn thận bón vôi bột để trung hòa lượng PH. Xung quanh bờ ao, ông Vy phát quang bụi rậm xung quanh bờ để tránh chuột làm tổ, ếch nhái ăn ốc giống và cũng tiện cho việc thu hoạch về sau. Mặt nước ao, ông trồng thêm các loài thực vật như rau rút, bông súng, rong tảo để tăng độ mát cho ao cũng như tạo nhiều chỗ bám cho ốc. Các bờ ao được ông tăng gia trồng sắn, trồng đu đủ... là những loại thức ăn ưa thích của ốc nhồi.

Ông mua 30 kg ốc nhồi giống và 1 vạn ốc nhồi con về để nuôi. Ngay vụ đầu, ông đã thu lãi 70 triệu, một khoản tiền lớn với hộ nhà nông ở xã vùng cao Thượng Nung.

Nhưng vụ rét năm ngoái, do chưa biết cách vượt đông nên số lượng ốc giống của các ao nuôi chết nhiều. Ông Vy đã tìm hiểu và học nhiều cách cho ốc vượt đông. Tuy nhiên, nuôi ốc giữa cánh đồng nên ngoài những kỹ thuật như thả bèo Tây (Bèo lục bình), tháo cạn ao hay đào hầm... ông Vy còn mua nilon để thực hiện việc che đậy ao nuôi. Thậm chí, ông cũng tính đến phương án vớt hết ốc lên vào mùa đông để bảo quản trong thùng xốp.

Anh Nguyễn Duy Linh (Cán bộ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Võ Nhai, phụ trách xã Thượng Nung) cho biết, mỗi hộ nuôi ốc theo quy trình khép kín ở xã Thượng Nung có thể thu về từ 100-200 triệu đồng/năm từ khoảng 3 sào diện tích. Cá biệt, có một số gia đình thu về 200-300 triệu đồng mỗi năm do nuôi trên diện tích lớn hơn như các hộ ông Lương Quốc Hùng, Lương Văn Biền (xóm Trung Thành); Ma Duy Khánh, Nguyễn Duy Sáng (xóm Tân Thành)… 

Bà Lương Thị Mỹ Chải (Chủ tịch UBND xã Thượng Nung) cho biết, sau khi những hộ nuôi ốc nhồi đầu tiên thành công, xã đã nghiên cứu tính khả thi và hỗ trợ tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân nhân rộng mô hình. Đồng thời, tiếp tục đồng hành với bà con để nâng cao hiệu quả các mô hình hiện có, mở rộng các mô hình mới, giúp bà con nông dân tận dụng diện tích đất nông nghiệp canh tác khó khăn chuyển sang nuôi ốc nhồi để nâng cao thu nhập.

Mô hình nuôi ốc nhồi tại xã Thượng Nung, đã mở ra một hướng thâm canh mới cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi vùng sâu, tạo ra mặt hàng thủy sản dinh dưỡng cao cung cấp cho thị trường, đồng thời tạo ra lối sinh kế mới cho người dân vùng cao.

Do đó, chính quyền huyện Võ Nhai và ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân tích cực mở rộng sản xuất, giúp nông dân kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài tỉnh, góp phần khuyến khích nông dân mạnh bạo trong chuyển đổi đất trồng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, vừa đáp ứng nhu cầu địa phương và đem lại thu nập cao cho nhiều hộ nông dân nơi miền núi, vùng cao của tỉnh Thái Nguyên. 

Xem thêm
Nuôi 300 con dúi, 300 gà đen mang lại doanh thu nửa tỷ đồng

ĐỒNG THÁP Tổng thu nhập từ đàn dúi 300 con và đàn gà đen 300 con đem về cho anh Huỳnh Văn Hiếu ở Đồng Tháp khoảng nửa tỷ đồng mỗi năm.

Khẩn cấp tiêu hủy, khoanh vùng dập dịch tả lợn Châu Phi

Từ đầu tháng 7/2025 đến nay, dịch tả lợn Châu Phi đang có những diễn biến phức tạp tại tỉnh Tuyên Quang, đe dọa nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi và môi trường.

Trồng xen ca cao trong vườn dừa, lợi đôi đường

VĨNH LONG Mô hình này tận dụng hiệu quả diện tích, cải thiện hệ sinh thái đất, duy trì độ ẩm, giảm xói mòn rửa trôi, năng suất dừa cũng tăng so với trồng chuyên canh.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất