| Hotline: 0983.970.780

Khoanh nuôi chè hoa vàng, nứa, lùng... tạo thu nhập tốt cho bà con vùng cao

Thứ Năm 30/03/2023 , 17:24 (GMT+7)

NGHỆ AN Bà con vùng cao huyện Quế Phong (Nghệ An) có thu nhập tốt nhờ khoanh nuôi, bảo vệ, phát triển các lâm sản phụ như chè hoa vàng, nứa, lùng....

Cây chè hoa vàng được bà con khoanh nuôi, tạo thu nhập rất đáng kể. Ảnh: Vân Thanh.

Cây chè hoa vàng được bà con khoanh nuôi, tạo thu nhập rất đáng kể. Ảnh: Vân Thanh.

Ngày 30/3, huyện Quế Phong (Nghệ An) phối hợp cùng Trung tâm tư vấn Phát triển Lâm nghiệp Nghệ An tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Dự án Mô hình sinh kế bền vững từ cây chè hoa vàng, cây lùng và cây mét. 

Sau 1 năm thực hiện, Dự án đã nhân rộng thành công 5 mô hình sinh kế tại xã Đồng Văn, Thông Thụ (huyện Quế Phong) với sự tham gia của hơn 650 lượt hộ gia đình tham gia khoanh nuôi 1.494ha cây lùng; 92,6ha cây bon bo; 20ha cây mét và 135,3ha cây chè hoa vàng. Đến cuối năm thứ 2, thu nhập mô hình phát triển sinh kế của các hộ gia đình tăng thêm 20% giá trị trở lên.

Tuy nhiên trong quá trình tham gia Dự án, vẫn còn một số hộ dân uỷ lại, tham gia hời hợt, hiệu quả chưa cao nên không được nghiệm thu.

11350886img_5441-113508

Cây chè hoa vàng trong dự án được bà con phát triển ở vườn nhà. Ảnh: Thanh Vân.

Hội nghị đánh giá cao việc triển khai Dự án đã giúp nâng cao kiến thức, chuyển đổi mô hình sản xuất, thành lập các tổ hợp tác, HTX để hỗ trợ nhau phát triển sản xuất gắn với dịch vụ tiêu thụ sản phẩm bon bo, chè hoa vàng, cây lùng. Đồng thời phát huy vai trò cộng đồng trong việc quản lý, bảo vệ rừng và thụ hưởng thành quả Dự án.

Tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Thu Huyền, điều phối viên Quỹ Môi trường toàn cầu cho biết: “Đến nay, Dự án đã được triển khai tại Quế Phong được 8 năm. Tác động của Dự án không chỉ giúp bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường mà còn phát triển văn hoá, con người, nâng cao và phát triển giá trị sản phẩm nông sản... Dự án sẽ kết thúc vào đầu năm 2024. Hi vọng chính quyền địa phương sẽ tận dụng nguồn quỹ của Dự án để bảo tồn sinh quyển, phát triển sinh kế bề vững cho bà con miền núi huyện Quế Phong".

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài cuối] Cú hích tự động hóa mở lối chăn nuôi xanh

Với dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, tiết kiệm năng lượng tối đa, CPV Food Bình Phước đang mở lối cho ngành chăn nuôi xanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng 21 xã ở Phú Thọ

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Trần Duy Đông đã ra văn bản khẩn chỉ đạo cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ ứng phó với dịch tả lợn Châu Phi.

Tìm hướng đột phá tạo sự khác biệt cho cà phê Sơn La

Sơn La phấn đấu đến năm 2030 tái canh 9.800 ha cà phê, phát triển 5.950 ha cà phê đặc sản, 80 - 90% diện tích trồng mới sử dụng giống chuẩn.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Kiểm ngư Vùng 5: Không có vùng xám trong chống khai thác IUU

Lực lượng Kiểm ngư Vùng 5 quyết liệt tuần tra, xử lý vi phạm trên biển, khẳng định không có ngoại lệ, không có vùng xám trong chống khai thác IUU.

Bình luận mới nhất