| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả mô hình nuôi tôm thương phẩm

Thứ Năm 14/11/2019 , 09:11 (GMT+7)

Hơn 10 năm qua, mô hình nuôi tôm trên cát cho năng suất, sản lượng cao, được nhiều ngư dân xã bãi ngang Hải Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) tập trung đầu tư.

10-04-12_73482559_1000179390315819_6485507316832534528_o
Anh Nguyễn Thế Lanh chăm sóc tôm nuôi.

Mô hình có nhiều ưu điểm như chủ động được mùa vụ, thu hoạch dễ dàng, rủi ro thấp... nên được các hộ chọn phát triển theo hướng bền vững, góp phần nâng cao thu nhập. Tiêu biểu như mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của anh Nguyễn Thế Lanh, sinh năm 1977 ở thôn Xuân Hải, xã Hải Ninh, cho lợi nhuận hàng năm trên 1,5 tỷ đồng.

Chúng tôi đến thăm trang trại của anh Lanh, khi anh đang kiểm tra tình hình phát triển của tôm nuôi. Đây là năm thứ 9 anh Lanh gắn bó với nghề này.

Sau nhiều năm đi xuất khẩu lao động, làm việc trên các tàu câu cá ngừ đại dương, năm 2008, anh trở về quê hương lập nghiệp. Lúc bấy giờ phong trào nuôi tôm ở địa phương đang trong giai đoạn phát triển, anh đã cùng với bạn bè thuê đất hồ ở xã Ngư Thủy Bắc (huyện Lệ Thủy) để làm ăn.

Khi đã có được lưng vốn, cuối năm 2012 anh mạnh dạn vay thêm nguồn vốn từ ngân hàng để đầu tư hơn 8 tỷ đồng xây dựng hệ thống ao hồ nuôi tôm trên cát khá hiện đại ở xã Hải Ninh, với tổng diện tích khoảng 6 ha, gồm 17 ao hồ các loại (khu vực giáp ranh với huyện Lệ Thủy).

Những năm đầu, công việc làm ăn khá thuận lợi nên đã đưa lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình anh. Hơn 1 năm trở lại đây, anh quyết định không đầu tư nuôi dàn trải mà chú trọng nuôi thâm canh, số ao hồ còn lại anh cho thuê. Trên 2 hồ nuôi, với diện tích khoảng 4.000m2, mỗi năm nuôi 2 vụ, bình quân mỗi vụ thả nuôi từ 50 - 75 vạn con tôm giống thẻ chân trắng.

Anh Nguyễn Thế Lanh cho biết: “Trong quá trình nuôi tôm, hai yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công vụ nuôi đó là con giống và môi trường nước. Thực tế trong những năm qua, cùng với việc mua con giống ở những công ty có uy tín, chất lượng, gia đình tôi đã thực hiện nghiêm quy trình xử lý hồ nuôi, hệ thống cấp nước trước khi dẫn vào hồ nuôi phải qua hồ lắng, nước thải trong các hồ nuôi cũng phải có một hệ thống riêng biết để đề phòng dịch bệnh cho tôm nuôi.

 Nếu như trước đây, tôm giống sau khi mua về được thả trực tiếp vào hồ nuôi cho đến khi thu hoạch thì từ nhiều năm nay, gia đình tôi đã xây dựng được hệ thống hồ nuôi khá hiện đại. Để nuôi một vụ tôm, ngoài các hồ lắng, tôi xây dựng 3 hồ nuôi.

Đầu tiên, tôm giống sẽ thả nuôi ở hồ thứ nhất (hồ ương vèo) khoảng 1 tháng, sau đó chuyển sang hồ thứ hai cũng khoảng 1 tháng rồi chuyển toàn bộ sang hồ thứ ba để nuôi cho đến khi thu hoạch. Với hình thức này, tôm nuôi ít bị bệnh, người nuôi quản lý tốt môi trường nước, vì vậy cho năng suất, sản lượng khá cao”.

Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật và có nhiều kinh nghiệm trong nghề, nên tôm nuôi của gia đình anh sinh trưởng, phát triển tốt, đạt mức bình quân từ 70 - 100 con/kg; thu hoạch mỗi vụ được khoảng 10 tấn tôm thương phẩm, trừ các khoản chi phí gia đình anh có lãi ròng từ 1,5 - 1,7 tỷ đồng/năm.

Ngoài ra, từ mô hình nuôi tôm này, anh còn tạo công ăn việc làm cho một số lao động trên địa bàn với mức thu nhập khá ổn định.

Hiện nay, tôm nuôi vụ thứ hai của anh Lanh đã được hơn 1 tháng tuổi. Dự kiến đến Tết Nguyên đán cho thu hoạch, hứa hẹn sẽ đưa lại nguồn thu nhập đáng kể. Hiệu quả đưa lại từ nghề nuôi tôm thương phẩm trên cát đã giúp gia đình anh có của ăn, của để, xây dựng nhà cửa khang trang và điều quan trọng đối với anh là có vốn để đầu tư cho con cái đi du học nước ngoài.

Ông Phạm Văn Liệu, Chủ tịch UBND xã Hải Ninh cho biết: “Trên địa bàn xã có trên 100 hộ nuôi tôm trên cát. UBND xã cũng đã quy hoạch và cấp đất nuôi trồng thủy sản cho 396 hộ để xây dựng mô hình nuôi tôm. Đây là điều kiện cần thiết để các hộ đầu tư, góp phần vươn lên làm giàu chính đáng, xây dựng quê hương ngày càng phát triển”.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Bình luận mới nhất