| Hotline: 0983.970.780

Hải Dương: Gần 30 nghìn tấn vải thiều được xuất khẩu

Thứ Tư 02/06/2021 , 21:10 (GMT+7)

(TN&MT) - Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Hải Dương, tính đến nay, lượng vải xuất khẩu đi Trung Quốc, Lào, Campuchia đạt 15.000 tấn; 6.000 - 7.000 tấn tiêu thụ tại các chợ đầu mối lớn trên toàn quốc và bán vào các hệ thống siêu thị là 2.000 tấn.

Đặc biệt, năm nay các nước có giá trị nhập khẩu cao như Nhật Bản, Mỹ, Australia, EU… nên lượng tiêu thụ vải của tỉnh Hải Dương tăng gấp 2 - 3 lần so với năm trước. Riêng thị trường Nhật Bản đã nhập khẩu 100 tấn, cao gấp hơn 3 lần tổng sản lượng vải cả nước xuất khẩu đi Nhật bản năm 2020. 

Đặc sản vải thiều Hải Dương đã có mặt tại nhiều thị trường khó tính, như: EU, Mỹ, Nhật Bản... 

Theo dự kiến, từ nay đến cuối vụ, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục thu mua và xuất khẩu 1.000 tấn vải thiều tươi đi Nhật Bản và khoảng 4.000 tấn vải đi Mỹ, Australia, Singapore, EU… Bên cạnh các kênh truyền thống thì năm nay là năm đầu tiên vải thiều Hải Dương được đưa lên sàn thương mại điện tử. Do đó, Hải Dương đã làm chủ được quy trình sản xuất vải đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.

Đến nay việc tiêu thụ quả vải của Hải Dương rất thuận lợi. Đặc biệt loại vải sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế đã “cháy hàng” do các doanh nghiệp xuất khẩu vải trong nước, tập trung về huyện Thanh Hà thu mua phục vụ xuất khẩu đi các thị trường khó tính. 

Hiện nay, Hải Dương thu hoạch và tiêu thụ 28.000 - 29.000 tấn vải (bằng 85% sản lượng vải sớm và bằng 55% sản lượng vải toàn tỉnh). Trong đó, quả vải được trồng ở huyện Thanh Hà luôn có giá cao hơn từ 10.000 - 15.000 đồng/kg so với các nơi khác.

 

Xem thêm
Giá tinh bột sắn giảm thấp, khó tiêu thụ

NGHỆ AN Hiện đang cuối vụ sắn, tuy nhiên do giá tinh bột sắn xuống thấp, chỉ còn khoảng 8 đến 8,2 triệu đồng/tấn nên ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của các nhà máy.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai bảo hiểm thất nghiệp là tất yếu

Ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo hiểm thất nghiệp đã nâng cao hiệu quả xử lý hồ sơ, rút ngắn thời gian tiếp cận quyền lợi và tăng cường minh bạch quản lý.

Hai tập đoàn hàng đầu quốc gia ký hợp tác chiến lược toàn diện

HÀ NỘI Ngày 15/4 tại Hà Nội, Petrovietnam và Vinachem ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện, khẳng định vai trò và trách nhiệm của hai tập đoàn nhà nước quan trọng này.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.