| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

Thứ Năm 17/07/2025 , 06:00 (GMT+7)

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), TP. Hà Nội đã có 3.463 sản phẩm được đánh giá từ 3 sao đến 5 sao, dẫn đầu cả nước về số lượng và chất lượng.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp quốc gia đợt 1 năm 2025 với 47 sản phẩm trên cả nước được công nhận đạt OCOP 5 sao thì TP.Hà Nội có 3 sản phẩm: Trà phúc, trà lộc, trà thọ của Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Thăng Long.

Đến nay Hà Nội đã có 3.463 sản phẩm OCOP được đánh giá đạt từ 3 sao đến 5 sao. Các chủ thể OCOP ngày càng chú trọng hơn đến thị trường: Đầu tư máy móc, tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất; xây dựng chỉ dẫn địa lý, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa; thiết kế bao bì phù hợp với nhu cầu tiêu dùng hiện đại. Bên cạnh đó, sau khi được chứng nhận sản phẩm OCOP, các chủ thể được thành phố và địa phương hỗ trợ thiết kế bao bì, nhãn mác, hỗ trợ tem OCOP có gắn mã QR. Nhờ đó, sản phẩm OCOP của Hà Nội đã và đang trở thành thương hiệu quen thuộc, chinh phục được người tiêu dùng trong nước. Một số sản phẩm OCOP 4 sao và 5 sao còn được xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới.

Sản phẩm Trà Phúc, Trà Lộc, Trà Thọ của Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Thăng Long được công nhận OCOP 5 sao. Ảnh: Thanh Huyền.

Sản phẩm Trà Phúc, Trà Lộc, Trà Thọ của Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Thăng Long được công nhận OCOP 5 sao. Ảnh: Thanh Huyền.

Để hỗ trợ sản phẩm OCOP tiếp cận thị trường, thời gian qua, thành phố Hà Nội đẩy mạnh tổ chức các hoạt động hội chợ, hội thảo, tuần hàng, thúc đẩy phục hồi, phát triển hoạt động dịch vụ thương mại, kết nối giao thương, xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng sản phẩm OCOP.

Theo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội, đến nay, thành phố đã phát triển được 110 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, tạo điều kiện để người tiêu dùng Thủ đô nhận diện và tiêu thụ sản phẩm. Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội tổ chức các sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa vùng miền khắp các khu vực trên cả nước cùng nhiều tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm.

Thành phố Hà Nội cũng đã ký kết hợp tác với nhiều tập đoàn bán lẻ như Central Retail, AEON, Winmart, Hapro để đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại. Ngoài ra, các chủ thể còn được tập huấn kỹ năng bán hàng, xây dựng gian hàng số trên sàn thương mại điện tử như Postmart, Voso, Tiki, Lazada, Shopee…

Nhiều sản phẩm OCOP được đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng, tiếp cận thị trường xuất khẩu hướng đến cả những thị trường khó tính, có giá trị cao. Đã và đang hình thành nhiều vùng du lịch OCOP cùng với phát triển nhiều loại sản phẩm hàng hóa góp phần phục vụ phát triển du lịch của các địa phương, như: ẩm thực, chữa bệnh, làm đẹp, hàng tiêu dùng, quà lưu niệm. 

Xem thêm
Ổn định chỗ ở gắn với chuyển đổi nghề cho dân vùng sạt lở

Trà Vinh Hơn 100 hộ dân ở vùng sạt lở không chỉ được hỗ trợ chỗ ở mà còn được tạo điều kiện chuyển đổi công việc để ổn định cuộc sống.

Trưởng thôn trúng lớn nhờ chuyển đổi cây trồng

Nhờ mạnh dạn tích tụ đất đai và chuyển đổi từ trồng luồng sang trồng cam, một trưởng thôn ở Thanh Hóa đã thu về 300 triệu đồng ngay trong vụ đầu tiên.

Mây tre đan Đức Phong chinh phục thế giới

Nghệ An Chỉ với những sợi mây, nan tre mộc mạc, Công ty TNHH Đức Phong đã làm nên kỳ tích, dòng sản phẩm của họ đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới.

Bình luận mới nhất