| Hotline: 0983.970.780

Giữ rừng thêm xuân

Thứ Sáu 09/02/2024 , 21:44 (GMT+7)

Với nghề kiểm lâm, Tết cũng gắn với rừng, vui xuân nhưng nhiệm vụ bảo vệ những cánh rừng đại ngàn vẫn được đặt lên trên hết.

Cán bộ kiểm lâm họp nhanh triển khai nhiệm vụ bảo vệ rừng trong dịp Tết. Ảnh: Thanh Nga.

Cán bộ kiểm lâm họp nhanh triển khai nhiệm vụ bảo vệ rừng trong dịp Tết. Ảnh: Thanh Nga.

Khi những cánh hoa đào đỏ thắm, hoa mai vàng dịu dàng khoe sắc, báo hiệu một mùa xuân mới. Thế nhưng, vì sự bình yên của những cánh rừng, các cán bộ nhân viên hạt kiểm lâm được giao quản lý bảo vệ rừng ở Bảo Thắng (Lào Cai) cũng như các tổ quần chúng bảo vệ rừng ở các thôn vẫn cần mẫn làm việc, ngày đêm lặng lẽ tuần tra, trực giữ rừng. 

Với những cán bộ kiểm lâm - người làm nhiệm vụ giữ rừng, vào dịp tết cũng là thời gian cao điểm của công tác đấu tranh, ngăn chặn các hành vi phá rừng và trực phòng chống cháy rừng. Bởi đây là cao điểm của mùa khô, đồng thời, các đối tượng xấu thường lợi dụng những ngày tết để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Gắn bó với rừng được 15 năm, đã thuộc lòng từng vạt rừng, con dốc ông Hà Văn Đoàn, Tổ trưởng Tổ bảo vệ rừng thôn Mường 1, xã Xuân Giao (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) cho biết, công việc chủ yếu của ông là nắm tình hình diễn biến rừng, phối hợp với anh em trong tổ bảo vệ rừng tuần tra, truy quét ngăn chặn các hành vi vi phạm lâm luật. Để bảo vệ được từng khu rừng là cả một hành trình nguy hiểm. Đặc biệt vào dịp tết lại càng phải thận trọng hơn, không dám lơ là mà tăng cường đi tuần rừng. Vì lợi dụng thời gian này, lâm tặc có thể hoạt động mạnh hơn.

Những con đường mòn xuyên rừng, từng gốc cây, hòn đá, con suối dường như chỗ nào cũng đã in dấu chân của những chiến sĩ gác rừng. Vì màu xanh quê hương, để những chồi non đâm cành lộc biếc khi xuân về lực lượng kiểm lâm và những người làm nhiệm vụ bảo vệ rừng thôn bản đã phải đối mặt với bao hiểm nguy, vượt qua nhiều cám dỗ bởi với kiểm lâm không có gì quý bằng màu xanh của đại ngàn.

Ông Nguyễn Xuân Thu, Trạm trưởng phụ trách Trạm Kiểm lâm cụm xã Xuân Giao không giấu được niềm vui. Hiện tại toàn bộ hơn 10.000 diện tích rừng tự nhiên phòng hộ, rừng trồng của nhân dân do đơn vị quản lý, bảo vệ đều sinh trưởng, phát triển tốt. Các anh luôn xem "trạm là nhà, rừng là quê hương", ngày đêm bám trụ giữ rừng để rừng mãi thêm xanh

Toàn huyện Bảo Thắng có trên 36 nghìn ha rừng, trong đó rừng tự nhiên trên 11.618 ha; rừng trồng đã thành rừng trên 26 nghìn ha; rừng trồng chưa thành rừng trên 3.540 ha; tỷ lệ che phủ đạt gần 59%. Năm 2023, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện đã tổ chức giao khoán bảo vệ rừng cho 36 cộng đồng dân cư thôn và 5 hộ gia đình với diện tích trên 9.281 ha trên địa bàn 10 xã, thị trấn. Việc giao khoán được thực hiện đảm bảo đúng quy định, rừng được bảo vệ, phát triển tốt. 

Các cánh rừng đại ngàn được bảo vệ nghiêm ngặt bởi những cán bộ kiểm lâm và nhân dân trên địa bàn. Ảnh: Thanh Nga.

Các cánh rừng đại ngàn được bảo vệ nghiêm ngặt bởi những cán bộ kiểm lâm và nhân dân trên địa bàn. Ảnh: Thanh Nga.

Ông Nguyễn Văn Tâm, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Thắng (Lào Cai) chia sẻ, cứ vào mỗi độ Tết đến, xuân về, nguy cơ xâm hại rừng càng tăng cao.  Xác định được sự phức tạp đó, Hạt Kiểm lâm huyện đã đã phối hợp với UBND các xã, chính quyền địa phương, các cấp, các ngành cùng các đơn vị chủ rừng tăng cường tuần tra, truy quét lâm tặc tại các vùng trọng điểm. Bên cạnh đó, bố trí lực lượng trực chốt 24/24 giờ trong dịp Tết Nguyên đán. Đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ rừng.

Nói về công việc của những người giữ rừng, chúng tôi chợt nhớ đến mấy câu hát trong bài "Một đời người, một rừng cây" của nhạc sĩ Trần Long Ẩn: Khi nghĩ về một đời người/Tôi thường nhớ về rừng cây/Khi nghĩ về một rừng cây/Tôi thường nhớ về nhiều người/... Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng/Gian khổ biết dành phần ai…. 

Gian khổ lẫn hiểm nguy là vậy, nhưng bảo vệ được màu xanh của đại ngàn là niềm vui chung của hầu hết những người giữ rừng. Họ là những người đang ngày đêm âm thầm, lặng lẽ giữ rừng. Họ vất vả, nhưng luôn tràn đầy ước vọng, niềm tin, cùng quyết tâm giữ màu xanh cho những cánh rừng

Trong không khí đón một mùa xuân mới, với lực lượng kiểm lâm cũng như những người làm nhiệm vụ bảo vệ rừng, dường như những tất bật, bộn bề, niềm vui hân hoan trong mùa xuân đến được gói hết vào trong việc giữ màu xanh trên quê hương. Dù có nhiều vất vả trèo đèo, lội suối, băng rừng, tiếp xúc với đối tượng lâm tặc nguy hiểm… nhưng bảo vệ được màu xanh của rừng là niềm vui chung của hầu hết những cán bộ kiểm lâm và những người giữ rừng. Qua đó, góp phần bảo vệ, phát triển rừng, để màu xanh của những cánh rừng mang đến cuộc sống ấm no cho người dân.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 3] Nuôi gà Đông Tảo thuần chủng

Tây Ninh Gà Đông Tảo từng được xem là gà 'tiến vua', tại xã biên giới Tân Hà, anh Nguyễn Thế Thao đang trở thành tâm điểm chú ý khi nhân nuôi thành công giống gà này.

Hợp tác nhiều bên phòng chống hiệu quả bệnh dại

5 năm qua, sự hợp tác giữa địa phương, tổ chức chuyên môn, doanh nghiệp, chủ nuôi, cộng đồng… đã tạo nên thành công trong phòng chống bệnh dại ở Đức Huệ, Long An.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.