| Hotline: 0983.970.780

Giữ diện tích thì không phải điều chỉnh chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng

Thứ Ba 23/07/2024 , 16:39 (GMT+7)

Đây là điểm mới được đưa vào Nghị định 91/NĐ-CP vừa ban hành, nhằm tăng sự chủ động cho HĐND cấp tỉnh khi phê duyệt những dự án cần chuyển mục đích sử dụng rừng.

Cán bộ Vườn quốc gia Cúc Phương tuần tra rừng. Ảnh: QD.

Cán bộ Vườn quốc gia Cúc Phương tuần tra rừng. Ảnh: QD.

Nghị định 91/2024/NĐ-CP về lâm nghiệp ban hành ngày 18/7 vừa qua bổ sung Điều 41b, quy định việc điều chỉnh chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Theo đó, với dự án được HĐND cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, nếu thay đổi vị trí, diện tích rừng nhưng không thay đổi loại rừng, không làm tăng diện tích rừng so với tổng diện tích rừng đã được quyết định chủ trương, thì không phải thực hiện điều chỉnh chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng.

Với dự án được Quốc hội, Thủ tướng, HĐND cấp tỉnh chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư, nếu thay đổi về quy mô diện tích rừng cần chuyển mục đích sử dụng nhưng không phải điều chỉnh chủ trương đầu tư, thì UBND cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng đối với diện tích rừng thay đổi.

Các trường hợp khác thực hiện điều chỉnh theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, dầu khí và pháp luật liên quan.

Dự án điều chỉnh chủ trương đầu tư, trong đó có thay đổi về quy mô diện tích rừng cần chuyển mục đích sử dụng, cơ quan chủ trì thẩm định phải lấy ý kiến của Bộ NN-PTNT, UBND cấp tỉnh hoặc Sở NN-PTNT, UBND cấp huyện nơi thực hiện dự án.

Thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc HĐND cấp tỉnh, trừ trường hợp thực hiện dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng. 

Về trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, tổ chức, cá nhân có dự án gửi 1 bộ hồ sơ đến Sở NN-PTNT, nếu quyết định chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền HĐND cấp tỉnh.

Trường hợp diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng thuộc phạm vi quản lý của đơn vị thuộc các bộ, ngành, trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ khi nhận báo cáo kết quả thẩm định của Sở NN-PTNT, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có văn bản lấy ý kiến thống nhất của bộ, ngành.

Nếu quyết định chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền Quốc hội, Thủ tướng, cơ quan chủ trì thẩm định phải lấy ý kiến của Bộ NN-PTNT và UBND cấp tỉnh nơi dự kiến thực hiện dự án.

Nội dung lấy ý kiến Bộ NN-PTNT và Sở NN-PTNT (cơ quan tham mưu cho UBND cấp tỉnh) về hiện trạng rừng, bao gồm rừng tự nhiên, rừng trồng; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Ngoài ra, nếu dự án chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên phải có thêm tiêu chí dự án được chuyển mục đích sử dụng rừng.

Đặc biệt, chủ đầu tư dự án phải thực hiện lại trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng khi không được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sau 24 tháng, kể từ thời điểm dự án được quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.