| Hotline: 0983.970.780

Giám sát từng hộ chăn nuôi để phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Thứ Tư 19/03/2025 , 09:34 (GMT+7)

TP. Huế đã và đang khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để phòng, chống dịch tả lợn châu Phi, không để dịch tái bùng phát, lây nhiễm.

Ngày 19/3, ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và Môi trường TP. Huế) cho biết, đến nay, trên địa bàn thành phố chưa phát hiện dịch tả lợn châu Phi xảy ra; các hộ chăn nuôi, trang trại đang tích cực triển khai các biện pháp đồng bộ phòng, chống dịch. Tuy nhiên, tại các địa phương vẫn tiềm ẩn mầm bệnh, nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch rất cao.

Theo ông Hưng, nguyên nhân nguy cơ dịch bệnh vì chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ lớn song thiếu đảm bảo các điều kiện, quy định về chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Mặt khác, trên địa bàn thành phố vẫn còn tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm thịt lợn, lợn sống và con giống được nhập, vận chuyển về từ các tỉnh, thành khác có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh vào địa bàn thành phố. Thêm vào đó, thời tiết thất thường cũng là một trong những nguyên nhân có nhiều khả năng tái bùng phát dịch bệnh và lây lan nhanh trên diện rộng.

TP. Huế đã và đang khai các giải pháp để phòng, chống dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Văn Dinh.

TP. Huế đã và đang khai các giải pháp để phòng, chống dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Văn Dinh.

Tính đến ngày 15/3/2025, cả nước có 71 xã xảy ra dịch thuộc 48 huyện tại 21 tỉnh, làm chết và tiêu hủy gần 5.000 con lợn. Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Huế nhận định, dịch tại nhiều tỉnh, thành sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung thực phẩm, chỉ số giá tiêu dùng, sức khỏe người dân và môi trường, nguy cơ lây lan vào địa bàn Huế rất cao. 

Để phòng, chống dịch bệnh, ngành chăn nuôi và thú y TP. Huế cho biết sẽ tập trung kiểm tra, giám sát đến tận từng hộ chăn nuôi, kết hợp với tuyên truyền nâng cao nhận thức, vận động, hướng dẫn bà con chấp hành nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi và các loại dịch bệnh nguy hiểm khác. Khi phát hiện lợn nuôi có dấu hiệu bất thường, người dân phải báo sớm với cơ quan thú y có biện pháp xử lý kịp thời, nếu lợn có các triệu chứng của dịch phải khẩn trương chôn hủy, tiêu độc khử trùng, không bán tháo, giết mổ và sử dụng lợn bệnh.

“Về lâu dài, ngành chăn nuôi thú ý TP. Huế hướng dẫn người dân từng bước chuyển sang phương thức chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh để bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi trước nguy cơ dịch bệnh. Ngành chăn nuôi tiếp tục hướng dẫn xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, chăn nuôi công nghiệp khép kín, tuần hoàn, hữu cơ áp dụng công nghệ cao tại các tổ chức, doanh nghiệp và trang trại quy mô lớn”, ông Hưng nói.

Được biết, những ngày này, tại các chốt kiểm dịch nam, bắc, lực lượng thú y ở TP. Huế phối hợp với lực lượng chức năng chốt chặn 24/24 giờ; kết hợp thường xuyên tuần tra, giám sát tại các điểm “xung yếu” để kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ lợn trái phép, lợn nghi mắc bệnh; kiểm tra các thủ tục, hồ sơ vận chuyển lợn, sản phẩm thịt lợn để xác định nguồn gốc, xuất xứ. Đồng thời, nắm bắt thông tin dịch bệnh từ các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh có dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày để có biện pháp quản lý, giám sát và ngăn ngừa dịch bệnh.

Đến hết tháng 2/2025, tổng đàn lợn ở TP. Huế ước đạt 155.187 con, tăng 2 % so cùng kỳ năm 2024. Toàn thành phố có 4 trại lợn quy mô lớn, 6 trại quy mô vừa, hơn 42 hộ dân và 2 hợp tác xã chăn nuôi lợn hữu cơ, an toàn sinh học theo chuỗi giá trị.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Doanh nghiệp cạn vốn

ĐIỆN BIÊN Doanh nghiệp cạn vốn, người dân thiếu quyết tâm, kiên trì nên dù tiềm năng lớn nhưng con đường phát triển cây mắc ca ở huyện Điện Biên còn lắm chông gai.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Không để người làm rừng thiệt thòi ngay từ trong chính sách

TS Hà Công Tuấn cho rằng, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý.