| Hotline: 0983.970.780

Giám sát thường xuyên chất lượng nước trên hệ thống thủy lợi An Trạch

Thứ Năm 07/03/2024 , 18:16 (GMT+7)

Các đơn vị liên quan cần theo dõi thông tin khí tượng, quản lý chặt chẽ nguồn nước nhằm đảm bảo tưới cho cây trồng trước nguy cơ khô hạn và xâm nhập mặn.

Trong 7 ngày tới, chất lượng nước tại các điểm quan trắc trên hệ thống thủy lợi An Trạch đều đảm bảo yêu cầu tưới cho sản xuất nông nghiệp. Ảnh: PV.

Trong 7 ngày tới, chất lượng nước tại các điểm quan trắc trên hệ thống thủy lợi An Trạch đều đảm bảo yêu cầu tưới cho sản xuất nông nghiệp. Ảnh: PV.

Ngày 7/3, Viện Khoa học thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên cho biết, các chỉ tiêu chất lượng nước dự báo trong tuần tới (từ ngày 8/3-14/3) ở các điểm quan trắc trên hệ thống công trình thủy lợi An Trạch đảm bảo yêu cầu tưới cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên tại một số thời điểm vẫn có một số chỉ tiêu có hàm lượng vượt quy chuẩn cho phép.

Trong khi đó, quá trình vận hành của hệ thống thủy điện thượng nguồn tỉnh Quảng Nam có tác động lớn đến hệ thống thủy lợi này, do vậy để đảm bảo cho quá trình vận hành hệ thống cấp nước được an toàn, trong quá trình vận hành hệ thống An Trạch, Viện Khoa học thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên đã đưa ra khuyến cáo cho các đơn vị liên quan.

Theo đó, Sở NN-PTNT Quảng Nam và TP Đà Nẵng quan tâm chỉ đạo Chi cục Thủy lợi và Công ty Khai thác thủy lợi tiếp tục theo dõi thông tin dự báo khí tượng, thủy văn và diễn biến xâm nhập mặn, chất lượng nước để chủ động điều chỉnh các giải pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả để cấp nước cho cây trồng vụ đông xuân.

Đối với đập tạm trên sông Quảng Huế cần sớm xem xét để có giải pháp khắc phục, sửa chữa nhằm đảm bảo nguồn nước cấp cho khu vực hạ du TP Đà Nẵng. Hệ thống đập dâng An Trạch cần sớm có phương án sửa chữa, nâng cấp hệ thống đập dâng An Trạch để đảm bảo cấp nước an toàn trong mùa kiệt năm 2024.

Ngoài ra, Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi TP Đà Nẵng và Quảng Nam cần quản lý chặt chẽ nguồn nước và đảm bảo tưới cho các diện tích trong hệ thống; chỉ đạo các đơn vị theo dõi diễn biến mực nước, bám sát lịch thủy triều, lịch vận hành xả nước của các nhà máy thủy điện cũng như diễn biến xâm nhập mặn để đưa ra phương án vận hành nhằm đảm bảo cấp nước an toàn cho vụ đông xuân.

Theo kết quả dự báo độ mặn tại vị trí Cầu Đỏ từ ngày 8/3-14/3 có khả năng dao động từ 0,1‰÷1,5‰, khuyến cáo Nhà máy nước Cầu Đỏ cần tiếp tục theo dõi diễn biến độ mặn tại vị trí này để có phương án vận hành khai thác theo quy định. Các chủ hồ vận hành nhà máy thủy điện tuân theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1865/2019/QĐ-TTg và Điều 28 Luật Thủy lợi nhằm hỗ trợ công tác phòng chống hạn hán xâm nhập mặn vùng hạ du.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.