| Hotline: 0983.970.780

Chủ động phòng chống hạn mặn trên hệ thống thủy lợi An Trạch

Thứ Năm 06/07/2023 , 21:30 (GMT+7)

Ngành chức năng cũng như các đơn vị liên quan cần theo dõi dự báo khí tượng, thủy văn và xâm nhập mặn để chủ động điều chỉnh các giải pháp ứng phó.

Đó là khuyến cáo của Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên tại bản tin dự báo chất lượng nước ngày 6/7 trên hệ thống thủy lợi An Trạch phục vụ sản xuất nông nghiệp TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.

Theo Viện Khoa học thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên, kết quả quan trắc chất lượng nước trên hệ thống thủy lợi An Trạch trong tuần từ ngày  7 - 13/7 tại các vị trí quan trắc đều đảm bảo yêu cầu chất lượng nước tưới cho nông nghiệp. Các chỉ tiêu chất lượng nước đều nằm trong giới hạn cho phép.

Trong tuần tới, các vị trí lấy nước trên hệ thống thủy lợi An Trạch đều đảm bảo yêu cầu cho sản xuất nông nghiệp. Ảnh: PV.

Trong tuần tới, các vị trí lấy nước trên hệ thống thủy lợi An Trạch đều đảm bảo yêu cầu cho sản xuất nông nghiệp. Ảnh: PV.

Chỉ tiêu độ mặn tại các vị trí quan trắc có xu hướng giảm so với tuần trước và đạt giá trị lớn nhất dự báo vào ngày 13/7. Dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Trung Trung bộ, trong tuần tới trên lưu vực của hệ thống thủy lợi An Trạch sẽ có mưa với tổng lượng mưa phổ biến từ 0,6mm đến 101,8mm.

Do đó, để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn, thiếu nước và xâm nhập mặn, đảm bảo đủ nước tưới cho cây trồng, trong quá trình vận hành hệ thống An Trạch, Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên khuyến cáo Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng cần quan tâm chỉ đạo Chi cục Thủy lợi và Công ty Khai thác thủy lợi tiếp tục theo dõi thông tin dự báo khí tượng, thủy văn và diễn biến xâm nhập mặn, chất lượng nước để chủ động điều chỉnh các giải pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả để cấp nước cho cây trồng vụ hè thu.

Đối với đập tạm trên sông Quảng Huế cần có giải pháp khắc phục, sửa chữa nhằm đảm bảo nguồn nước cấp cho khu vực hạ du TP Đà Nẵng.

Bên cạnh đó, Cty TNHH MTV Khai thác thủy lợi TP Đà Nẵng và Quảng Nam cần quản lý chặt chẽ nguồn nước và đảm bảo tưới cho các diện tích trong hệ thống. Chỉ đạo các đơn vị theo dõi diễn biến mực nước, bám sát lịch thủy triều, lịch vận hành xả nước của các nhà máy thủy điện cũng như diễn biến xâm nhập mặn để đưa ra phương án vận hành nhằm đảm bảo cấp nước an toàn cho vụ hè thu.

Thực hiện vận hành các đập dâng An Trạch, Hà Thanh, Bàu Nít và Thanh Quýt theo quy định để đảm bảo mực nước yêu cầu tại các trạm bơm trên hệ thống. Các đơn vị cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hợp tác dùng nước tăng cường công tác kiểm tra đồng ruộng, điều tiết dẫn nước trên hệ thống kênh tưới nhằm cấp nước kịp thời phục vụ sản xuất.

Đối với nhà máy nước Cầu Đỏ, theo kết quả dự báo độ mặn tại vị trí Cầu Đỏ từ ngày 7 - 13/7 có khả năng dao động từ 0 - 0,25‰. Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên khuyến cáo đơn vị này cần theo dõi diễn biến độ mặn tại vị trí này để có phương án vận hành khai thác theo quy định nhằm đảm bảo cấp nước an toàn. Những thời điểm độ mặn nằm trong khoảng 0,2 - 1,0‰ phải điều chỉnh giảm lưu lượng lấy qua cửa lấy nước của nhà máy và thực hiện lấy nước sông Vu Gia tối đa có thể từ trạm bơm nước tại đập dâng An Trạch.

Cùng với đó, các chủ hồ chứa thủy điện phải vận hành các hồ tuân theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn nhằm hỗ trợ công tác phòng chống hạn hán xâm nhập mặn vùng hạ du. Trong quá trình vận hành cần có sự phối hợp vận hành giữa các nhà máy thủy điện có liên quan để đưa mực nước về Phụ lục III trong QTVH 1865/2019/QĐ-TTg.

Đồng thời, phải phối hợp chặt chẽ với Sở NN-PTNT Quảng Nam xây dựng và thống nhất kế hoạch xả nước phát điện theo các đợt gắn với nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp vụ hè thu năm 2023 ở khu vực hạ du, nhằm đảm bảo sử dụng nước hiệu quả nhất.

Các cơ quan liên quan cần liên tục cập nhật, thông tin thường xuyên về tình hình xâm nhập mặn và chất lượng nước để chủ động điều chỉnh các giải pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả; hướng dẫn thực hiện các biện pháp giảm mặn, tưới tiết kiệm. Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên sẽ quan trắc thường xuyên và đưa ra những khuyến cáo kịp thời nhằm có phương án ứng phó trong trường hợp cần thiết.

Xem thêm
Nuôi 300 con dúi, 300 gà đen mang lại doanh thu nửa tỷ đồng

ĐỒNG THÁP Tổng thu nhập từ đàn dúi 300 con và đàn gà đen 300 con đem về cho anh Huỳnh Văn Hiếu ở Đồng Tháp khoảng nửa tỷ đồng mỗi năm.

Phát hiện 33 con bò mắc bệnh lở mồm long móng

QUẢNG NGÃI Phát hiện 33 con bò của 17 hộ dân có triệu chứng bệnh lở mồm long móng, xã Đăk Plô (tỉnh Quảng Ngãi) đã khẩn trương khoanh vùng, kiểm soát, không để dịch lan rộng.

Trồng xen ca cao trong vườn dừa, lợi đôi đường

VĨNH LONG Mô hình này tận dụng hiệu quả diện tích, cải thiện hệ sinh thái đất, duy trì độ ẩm, giảm xói mòn rửa trôi, năng suất dừa cũng tăng so với trồng chuyên canh.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất