Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Hai, 12/5/2025 19:20 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Giá thành tôm nuôi của Việt Nam cao hơn đối thủ chính từ 1-2USD/kg

Thứ Hai 17/04/2023 , 13:51 (GMT+7)

Ngành tôm đóng góp khoảng 45-50% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên, để tôm Việt Nam gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tất yếu phải nâng tầm chuỗi giá trị.

Empty

Ngành tôm đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam ra thế giới trong suốt năm thập kỷ qua. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Định hướng chính sách

Ngành tôm đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam ra thế giới trong suốt 5 thập kỷ qua. Hàng năm, ngành tôm đóng góp khoảng 45-50% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Với những nỗ lực không ngừng, Việt Nam trở thành nước cung cấp tôm hàng đầu với giá trị xuất khẩu chiếm 13-14% tổng giá trị xuất khẩu tôm trên toàn thế giới.

Những năm qua, ngành tôm Việt Nam đã có nhiều đổi mới và phát triển, đặc biệt nhiều hộ dân, doanh nghiệp đã tăng cường ứng dụng các công nghệ mới vào nuôi tôm để nâng cao hiệu quả sản xuất và thích ứng với biến đổi khí hậu. Mặc dù vậy, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam vẫn còn hạn chế và ngành vẫn còn đối mặt nhiều khó khăn. Để con tôm Việt Nam gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tất yếu phải nâng tầm chuỗi giá trị.

Thông tin thêm về thị trường tôm năm 2023, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, cho rằng rất khó đưa ra dự đoán về kết quả xuất khẩu tôm do tác động từ lạm phát toàn cầu, nhu cầu thị trường giảm và cạnh tranh ngày càng cao.

Do đó, ông Hòe đề xuất, các  doanh nghiệp cần tối ưu hóa chi phí sản xuất, đa dạng hóa thị trường và sản phẩm để đáp ứng yêu cầu thị trường. Cần quan tâm nhiều hơn đến sản phẩm có tính đặc thù, sản phẩm giá trị gia tăng, chủ động thay đổi cơ cấu thị trường, sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của từng phân khúc.

Empty

Mô thức Tomgoxy nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh không phát thải khí nhà kính của Tập đoàn Mỹ Lan. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Liên quan đến giá thành tôm nuôi, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, đề xuất cần xem xét lại cách tiếp cận ngay từ khâu con giống cho đến mô hình, quy trình hay mật độ thả nuôi.

Theo đó, cần thúc đẩy chương trình gia hóa tôm bố mẹ để tạo ra nguồn giống chống chịu dịch bệnh, thích ứng với điều kiện các vùng nuôi, nhằm nâng cao tỷ lệ nuôi thành công và xây dựng quy trình nuôi hợp lý, tối ưu, giá thành thấp cho từng mô hình nuôi.

Theo các chuyên gia, tỷ lệ tôm nuôi thành công của Việt Nam còn thấp, chi phí đầu vào cao, dịch bệnh vẫn còn bùng phát… dẫn đến giá thành tôm nuôi cao hơn 1-2 USD/kg so với 2 đối thủ chính là Ecuado và Ấn Độ, làm giảm sức cạnh tranh của tôm Việt Nam trên thị trường.

Do đó, ngành tôm cần sớm thay đổi cách tiếp cận kể cả về công tác giống, mô hình, quy trình nuôi… để gia tăng tỷ lệ nuôi thành công, giảm giá thành sản phẩm, nhằm giúp ngành tôm duy trì và phát huy hơn nữa vị thế trên thị trường thế giới. 

Nâng tầm chuỗi giá trị

Ông Nguyễn Công Cẩn, Phó Tổng giám đốc kỹ thuật Tập đoàn Việt Úc, cho hay mục tiêu xuyên suốt được Việt Úc khởi xướng là lan tỏa giải pháp khép kín chuỗi giá trị vì một ngành tôm Việt Nam công nghệ cao bền vững.

Ông Cẩn chia sẻ: Bền vững ở đây phải được hiểu là bền vững cho môi trường và cả ngành tôm. Bên cạnh đó còn bền vững cho người dùng và nâng tầm giá trị thương hiệu tôm Việt Nam.

Empty

Ngành tôm cần sớm thay đổi cách tiếp cận kể cả về công tác giống, mô hình, quy trình nuôi… để cho kết quả cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ. 

Theo TS. Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ tịch Tập đoàn Mỹ Lan (Trà Vinh), mô thức Tomgoxy nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh không phát thải khí nhà kính của Tập đoàn Mỹ Lan triển khai đã mang lại nhiều thành công.

Đây là hình thức nuôi còn rất mới mẻ với người nuôi tôm cả nước, nhưng bằng những kết quả được đúc kết từ thực tế sản xuất ở trang trại tại Trà Vinh, mô thức đã thuyết phục được cả những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nuôi tôm của Việt Nam.

Xem thêm
Môi trường sạch, giá thành giảm nhờ nuôi heo ứng dụng công nghệ sinh học

KON TUM Đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum lần đầu đưa vào sử dụng đệm lót và chế phẩm sinh học trong chăn nuôi heo, hiện đang mang lại hiệu quả kinh tế.

Người đàn ông tử vong sau hai lần bị chó cắn

BÀ RỊA - VŨNG TÀU Một người đàn ông 48 tuổi ở thành phố Phú Mỹ tử vong với các dấu hiệu nghi mắc bệnh dại, sau hai lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng.

Sơn La bội thu nhãn chín sớm

Nông dân huyện Sông Mã đã giảm áp lực tiệu thụ, tăng lợi nhuận 1,5 - 2 lần nhờ được chuyển giao kỹ thuật xử lý rải vụ thu hoạch quả trên cây nhãn.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Nhàn nhã nhờ thiết bị bay không người lái

HÀ TĨNH Ứng dụng thiết bị bay không người lái vào sản xuất nông nghiệp không chỉ giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ sức khỏe và môi trường.

Cứu hộ cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi

HẢI PHÒNG Vừa qua, Tổ chức Động vật Châu Á và Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm Hải Phòng cứu hộ thành công một cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi do người dân nuôi.