| Hotline: 0983.970.780

Đắk Lắk: Nông dân hoang mang vì cây trồng bị phá hoại

Thứ Tư 15/02/2023 , 16:07 (GMT+7)

Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) liên tiếp xẩy ra các vụ chặt phá cây trồng, gây thiệt hại lớn cho nông dân.

Để tạo lập được vườn cây, nông dân phải tiêu tốn không ít công sức, tiền của. Thế nhưng trong thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Cư M’gar (tỉnh Đắk Lắk) thường xuyên xảy ra tình trạng nhiều vườn cây của nông dân bị kẻ xấu lén lút lẻn vào chặt phá. Tình trạng này không chỉ gây thiệt hại lớn đến tài sản mà còn gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người dân địa phương.

Dù không có mâu thuẫn, xích mích với ai nhưng mới đây, vườn điều 1,9ha của gia đình ông Chu Huy Luận ở thôn 6, xã Ea Kiết (huyện Cư M’gar) đã bị kẻ xấu lẻn vào phá hoại không thường tiếc, gây thiệt hại lớn cho gia đình.

Cán bộ và Công an xã Ea Kiết đang kiểm tra hiện trường vụ chặt phá vườn điều của ông Chu Huy Luận. ảnh T.Dũng

Cán bộ và Công an xã Ea Kiết kiểm tra hiện trường vụ chặt phá vườn điều của ông Chu Huy Luận. Ảnh: Trung Dũng.

Qua kiểm đếm, rẫy điều của gia đình ông Luận có tổng số 127 cây bị chặt phá tan hoang, chỉ còn trơ gốc không thể khôi phục lại được. Diện tích điều này được gia đình ông Luận trồng năm 2017, trong đó có nhiều cây đã bước vào giai đoạn kinh doanh. Điều đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên rẫy điều của gia đình ông Luận bị các đối tượng lẻn vào phá hoại.

Trước đó, vào năm 2020, lợi dụng thời điểm không có người trông coi, kẻ gian cũng đã lẻn vào chặt phá hơn 200 cây điều. Mỗi lần bị phá hoại, ông đều báo cáo vụ việc lên Công an xã, chính quyền địa phương và Công an huyện Cư M’gar nhưng đến nay vẫn chưa tìm ra được thủ phạm…

Nhìn vườn điều đang phát triển tốt bỗng nhiên bị chặt phá, ông Luận buồn bã kể: “Thăm vườn vào ngày 27 Tết Quý Mão thì gia đình phát hiện rẫy điều đã bị kẻ gian chặt phá ngổn ngang. Nhìn vườn điều bị chặt sát gốc, vợ chồng tôi xót hết ruột gan, không có tâm trạng nào để đón Tết hay làm việc gì nữa. Rất mong cơ quan chức năng sớm làm rõ vụ việc…”.

Thực tế cho thấy, tình trạng chặt phá cây trồng của người dân trên địa bàn huyện Cư M’gar không chỉ mới xảy ra mà đã diễn ra ở nhiều năm trước nhưng đến nay vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm, gây thiệt hại cho nhiều hộ dân, cũng như ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự ở cơ sở.

z4111569492113_8a95427926311c9050da78374f2c5f82

Ông Luận xót xa trước vườn điều bị phá hoại. Ảnh: Trung Dũng.

Theo thông kê của Công an huyện Cư M’gar, chỉ riêng từ năm 2020 đến nay, trên địa bàn huyện đã ghi nhận 3 vụ phá hoại cây trồng tại các địa phương. Tuy nhiên, đây chỉ là những vụ việc được người dân trình báo, trên thực tế, số vụ phá hoại cây trồng có thể cao hơn rất nhiều, bởi sau khi vụ việc xảy ra người dân không dám báo cơ quan chức năng vì lo sợ bị kẻ gian sẽ tiếp tục trả thù, lẻn vào rẫy tiếp tục phá hoại.

Các loại cây trồng bị các đối tượng phá hoại chủ yếu là các vườn cây công nghiệp lâu năm đã trưởng thành, có giá trị kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu, điều... Nhiều vụ xảy ra với tính chất, mức độ nghiêm trọng, thủ phạm đều có chủ ý không cho chủ vườn khôi phục lại được diện tích đã bị chặt phá, chính vì vậy, thiệt hại về kinh tế là rất lớn.

Điều đang nói, không chỉ ngang nhiên phá hoại các loại cây trồng đang cho thu hoạch, trên địa bàn huyện Cư M’gar đã từng xảy ra tình trạng các đối tượng còn liều lĩnh giết hại cả gia súc của người dân. Nhìn chung các vụ việc liên quan đến hủy hoại cây trồng thường xảy ra một thời gian chủ vườn mới phát hiện và trình báo với cơ quan chức năng nên gây khó khăn trong quá trình điều tra, phát hiện, xử lý…

z4111569470487_140f03caf081df958010215d39460805

Cây trồng bị triệt hạ tận gốc, không thể phục hồi. Ảnh: Trung Dũng.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Ea Kiết cho biết: Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân, địa phương đã cử cán bộ đến hiện trường, kiểm đếm số cây trồng, tài sản bị phá hoại. Các vụ phá hoại dù xuất phát từ động cơ nào cũng sẽ để lại hậu quả lâu dài cho nông dân. Hiện, xã đã báo cáo tình hình lên Công an huyện để điều tra, làm rõ hành vi phá hoại tài sản nói trên nhưng đến nay chưa phát hiện được thủ phạm….

Nạn phá hoại cây trồng đã gây tâm lý hoang mang lo lắng cho người dân. Những vụ phá hoại dù xuất phát từ động cơ nào, dù công khai hay lén lút đều là hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, thiệt hại về kinh tế và đời sống của người dân, nhất là gây mất an ninh trật tự khu vực nông thôn. Trước thực trạng này, rất cần sự quan tâm, khẩn trương vào cuộc của các ngành chức năng, chính quyền các địa phương để xử lý nghiêm các đối tượng phá hoại cây trồng nhằm răn đe, giúp người dân an tâm đầu tư, phát triển sản xuất.

Xem thêm
Nuôi con 'quẳng quẳng' đẻ ra con 'nẽ'

Đến xứ Mường Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ tôi mới biết đến nghề nuôi con “quẳng quẳng” để đẻ ra con “nẽ”, thứ đặc sản ở đây mà người Kinh gọi là con sâu cọ.

Bám bản, bám dân đẩy lùi dịch bệnh cho gia súc

HÀ GIANG Suốt 5 năm qua, Hà Giang không xuất hiện dịch lở mồm long móng nhờ làm tốt công tác tiêm phòng, bám sát từng thôn bản, hộ chăn nuôi.

Mô hình thâm canh ngô khiến nông dân Lào mê tít

Tháng 10/2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định sang tỉnh Salavan (Lào) xây dựng mô hình thâm canh cây ngô. Mô hình đã làm thay đổi thói quen canh tác của người dân nước bạn.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Quảng Ninh kiến tạo kinh tế xanh bền vững

Hơn 22.700 ha rừng đã được trồng mới sau bão Yagi. Quảng Ninh không chỉ phủ xanh đất trống mà còn dựng xây một nền kinh tế rừng đa giá trị.

Bình luận mới nhất