| Hotline: 0983.970.780

Gia Lai:

Gần 3.000 ha cà phê bị bệnh rệp sáp gây hại

Thứ Bảy 13/03/2021 , 13:32 (GMT+7)

Trước tình hình bệnh rệp sáp gây hại trên cây cà phê đang có xu hướng gia tăng, ngành nông nghiệp Gia Lai yêu cầu người dân cần tập trung phòng trừ, tránh lây lan.

Bệnh rệp trên cây cà phê đang có dấu hiệu gia tăng.

Bệnh rệp trên cây cà phê đang có dấu hiệu gia tăng.

Tính đến tháng 3/2021, Gia Lai đã có 2.280 ha cà phê bị rệp sáp gây hại với tỉ lệ 5-50%. Trong đó, cà phê tại các địa phương bị sệp sáp tấn công tập trung ở huyện Chư Prông (1.339 ha), Chư Sê (389 ha), Chư Pưh (263 ha), Đức Cơ (100ha)...

Rệp sáp xuất hiện thường bám vào chồi, lá, chùm quả, cành, thân rễ để hút nhựa cây dẫn đến hoa cà phê bị rụng, quả khô héo. Trường hợp bị nặng, cây cà phê có thể bị khô héo dẫn đến bị chết.

Trước tình hình bệnh rệp sáp ngày càng gia tăng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Gia Lai đã đề nghị các địa phương cần chỉ đạo người dân thực hiện một số biện pháp phòng trừ, tránh lây lan.

Cụ thể, người dân thường xuyên vệ sinh vườn cây như cắt tỉa cành bị sâu, chồi vượt, cành sát mặt đất... để tạo thông thoáng vừa giảm tiêu hao dinh dưỡng cho vườn cây.

Người dân cũng cần thăm vườn cây thường xuyên để phát hiện kịp thời sự xuất hiện của sệp sáp, từ đó có hường xử lý. Đối với trường hợp sệp sáp mới xuất hiện gây hại cục bộ, cần đánh dấu để phun thuốc trực tiếp vào cây, cành bị nhiễm, tránh lang phí công sức, tiền bạc, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Đối với những vườn cây cà phê  rệp sáp xuất hiện với mật độ cao thì kết hợp tưới nước phá tan lớp sáp để khi phun thuốc dễ thấm sâu vào chùm quả.  Có thể sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật như Alpha-Cypermethrin, Dim,ethoare. Acetamiprid, Buprofezin...

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cũng lưu ý người dân khi phòng trừ rệp sáp bằng thuốc bảo vệ thực vật hóa học thì chỉ phun thuốc khi vườn đảm bảo độ ẩm cho cây. Đồng thời, người dân chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc: Đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ đúng lúc, đúng phương pháp thì hiệu quả diệt trừ mới cao.

Xem thêm
Ngan sao Đầm Hà: Sản phẩm OCOP tiềm năng

Ngan sao Đầm Hà là giống vật nuôi bản địa được nhân rộng theo chuỗi liên kết, mở ra hướng đi bền vững cho phát triển chăn nuôi địa phương.

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, phòng chống dịch gặp khó khăn

QUẢNG TRỊ Nhân lực mỏng, kinh phí eo hẹp, sự thiếu ý thức của một bộ phận người chăn nuôi khiến cuộc chiến phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi tại Quảng Trị gặp khó khăn.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiếm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp vùi phân

SƠN LA Phương pháp bón vùi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất