| Hotline: 0983.970.780

Đức hiện đại hóa quân đội với gián trinh sát và robot AI

Thứ Sáu 25/07/2025 , 09:27 (GMT+7)

Đức đang đầu tư mạnh vào các công nghệ chiến tranh tương lai, bao gồm gián trinh sát và robot AI, trong kế hoạch tái vũ trang sâu rộng, theo hãng tin Reuters.

Một hình minh họa về gián trinh sát của Swarm Biotactics, được trang bị một chiếc ba lô chuyên dụng cho phép chúng thu thập dữ liệu thời gian thực thông qua camera. Ảnh: SWARM Biotactics.

Một hình minh họa về gián trinh sát của Swarm Biotactics, được trang bị một chiếc ba lô chuyên dụng cho phép chúng thu thập dữ liệu thời gian thực thông qua camera. Ảnh: SWARM Biotactics.

Hãng tin Reuters đã trao đổi với hơn 20 giám đốc điều hành, nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách để tìm hiểu cách nền kinh tế lớn nhất của EU đặt mục tiêu đóng vai trò trung tâm trong việc tái vũ trang khu vực.

Thủ tướng Friedrich Merz gần đây đã công bố kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng của Đức, từ 86 tỷ euro trong năm 2025 lên 153 tỷ euro (180 tỷ USD) vào năm 2029. Ông cam kết phân bổ 3,5% GDP cho quốc phòng theo khuôn khổ mới của NATO nhằm ứng phó với điều mà ông gọi là "mối đe dọa trực tiếp từ Nga".

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bác bỏ những lo ngại của phương Tây về việc Moscow tấn công châu Âu. Nhà lãnh đạo Nga gọi đó là điều "vô nghĩa", cáo buộc NATO khiến cho người dân lo sợ nhằm biện minh cho việc tăng ngân sách quốc phòng.

Theo các nguồn tin của Reuters, chính phủ Thủ tướng Merz coi AI và công nghệ khởi nghiệp là yếu tố quan trọng trong kế hoạch của mình. Tuần này, nội các của ông đã thông qua một dự thảo luật mua sắm được thiết kế để hợp lý hóa các quy trình cho các công ty khởi nghiệp phát triển các công nghệ tiên tiến, từ robot xe tăng và tàu ngầm mini không người lái đến gián trinh sát. Luật này nhằm giúp các công ty như vậy nhanh chóng đóng góp vào việc hiện đại hóa lực lượng vũ trang của Đức.

Các công ty khởi nghiệp như Helsing có trụ sở tại Munich, chuyên về công nghệ AI và máy bay không người lái, cùng với các nhà thầu quốc phòng lâu đời như Rheinmetall và Hensoldt, hiện đang dẫn đầu việc đổi mới quân đội Đức.

Giới bình luận chính sách Đức cảnh báo rằng việc tiếp tục chi tiêu quân sự có thể gây căng thẳng cho ngân sách quốc gia và gây thiệt hại hơn nữa cho ngành công nghiệp của đất nước, vốn đã chịu gánh nặng do chi phí năng lượng tăng, hậu quả từ các lệnh trừng phạt đối với Nga và căng thẳng thương mại với Mỹ.

Đức là nhà cung cấp vũ khí lớn thứ hai cho Kiev, chỉ sau Mỹ, kể từ khi cuộc xung đột Ukraine leo thang vào tháng 2/2022. Nga đã liên tục lên án việc cung cấp vũ khí của phương Tây, cho rằng điều này chỉ kéo dài cuộc xung đột và có nguy cơ leo thang căng thẳng. Moscow cũng cảnh báo rằng các chính sách của Berlin có thể dẫn đến một cuộc xung đột vũ trang mới với Nga, nhiều thập kỷ sau khi kết thúc Thế chiến II.

Xem thêm
Trung Quốc: Công suất năng lượng tái tạo sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030

Năng lượng tái tạo của Trung Quốc dự báo đạt 3.000 GW vào 2030, khẳng định vai trò trung tâm trong chuyển đổi xanh và phát thải thấp toàn cầu.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.

Bình luận mới nhất