| Hotline: 0983.970.780

Đồng Tháp: Tái cơ cấu nông nghiệp giúp nông dân tăng thêm thu nhập 1,36 lần

Thứ Tư 29/12/2021 , 15:34 (GMT+7)

Đồng Tháp Tái cơ cấu nông nghiệp ở Đồng Tháp giúp tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 3,6%/năm, thu nhập của cư dân nông thôn đạt 39,42 triệu đồng, tăng 1,36 lần so với năm 2015.

Nhờ thực hiện tái cơ cấu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở Đồng Tháp đã giúp cho cư dân nông thôn tăng thêm thu nhập đáng kể. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhờ thực hiện tái cơ cấu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở Đồng Tháp đã giúp cho cư dân nông thôn tăng thêm thu nhập đáng kể. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, nông nghiệp, nông thôn thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã có những thay đổi tích cực trên nhiều lĩnh vực và đem lại kết quả tốt. Trong đó chủ yếu giúp tăng trưởng ngành nông nghiệp tiếp tục được giữ vững (đạt 3,6%/năm), thu nhập của cư dân nông thôn đạt 39,42 triệu đồng, tăng 1,36 lần so với năm 2015.

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng gắn kết với thị trường tiêu thụ, xây dựng và triển khai thực hiện tốt các chính sách thí điểm khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, lao động nông nghiệp chuyển dịch mạnh sang các lĩnh vực khác. Trong thời gian tới, Đồng Tháp tiếp tục triển khai Đề án tái cơ cấu nông nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đề ra 6 ngành hàng chủ lực (bổ sung ngành hàng sen) và chuyên đề về chuyển đổi số trong nông nghiệp.

Mục tiêu đến năm 2025, tăng trưởng bình quân 3,5%/năm, giá trị tăng thêm đạt 22.883 tỷ đồng. Lao động nông nghiệp giảm còn khoảng 40%, lao động nông nghiệp được đào tạo đạt 20%, thu nhập người dân nông thôn tăng 1,6 lần so năm 2020.

Theo ông Tuấn, trong tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh luôn quan tâm và chỉ đạo ngành nông nghiệp đẩy nhanh tiến độ cấp mã vùng trồng, nhất là đối với ngành hàng xoài. Đầu tư nghiên cứu cho cây trồng, con giống, vật nuôi, hỗ trợ phát triển ngành hàng nuôi bò thương phẩm, phát triển ngành hàng nấm, có chiến lược để các ngành hàng tái cơ cấu đi vào chiều sâu. Cuối cùng là định hướng xây dựng vùng nguyên liệu, đầu tư hạ tầng, nhà máy chế biến nông sản.

  • Tags:
Xem thêm
Cho ăn thảo dược, ngựa bạch Sìn Hồ nuôi không kịp bán

LAI CHÂU Về cao nguyên Sìn Hồ, tận thấy những đàn ngựa bạch khỏe khoắn, chạy như bay trên đồng cỏ. Có được như vậy là nhờ cách chăm sóc ngựa đặc biệt của người nuôi.

Phát hiện bệnh dại, địa phương tổ chức truy bắt chó thả rông

QUẢNG NGÃI Sau khi phát hiện 2 con chó dương tính với bệnh dại, xã Ia Tơi (tỉnh Quảng Ngãi) đã hướng dẫn người dân tiêm phòng và triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất