| Hotline: 0983.970.780

Độc đáo 'vườn nho ngoại quốc' trên đất Cần Thơ

Thứ Bảy 21/01/2023 , 13:28 (GMT+7)

CẦN THƠ Vốn đam mê làm nông, ông Nguyễn Bá Duy bỏ việc kinh doanh xe máy về quê gây dựng thành công vườn nho mẫu đơn Nhật Bản lớn nhất Cần Thơ.

Vườn nho rộng hơn 5.000m2 trong nhà kính của ông Duy đang chuẩn bị cho trái. Ảnh: Hồ Thảo.

Vườn nho rộng hơn 5.000m2 trong nhà kính của ông Duy đang chuẩn bị cho trái. Ảnh: Hồ Thảo.

Đầu tư tiền tỷ thực hiện đam mê

Theo lời ông Duy, trước khi về quê lập nghiệp tại quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, ông từng sống và có một cơ sở buôn bán xe máy ở TP.HCM. Trong thời gian gia đình cách ly chống dịch Covid-19, nỗi nhớ quê hương trong ông da diết hơn bao giờ hết. Từ đó, lão nông đã nung nấu ý định trở về quê sinh sống và gây dựng một nông trại cho riêng mình.

"Tiêu chí tôi đặt ra là trồng cây nào vừa độc lạ, lại ít người canh tác, quan trọng hơn hết vừa mang lại giá trị kinh tế cao. Tôi nghiên cứu trên các trang mạng viết về nông nghiệp trong và ngoài nước. Khi lướt đến giống nho mẫu đơn của đất nước xứ sở hoa anh đào, tôi đã bị thuyết phục”, ông Duy chia sẻ.

Ông dành nhiều ngày để ghi chép lại tất cả những tài liệu liên quan đến kỹ thuật trồng nho Nhật Bản, từ khâu làm đất đến kỹ thuật cắt tỉa cành, chăm sóc cây. Sau khi đã nắm cơ bản kiến thức, ông Duy giao lại cơ sở kinh doanh cho người thân quản lý để trở về quê làm một nông dân thực thụ.

Năm 2021, ông Duy đầu tư hàng tỷ đồng để mua đất và bắt tay vào việc trồng vườn nho rộng hơn 5.000m2 tại quê nhà Bình Thủy. Lúc bấy giờ, bà con hàng xóm không ít người xầm xì bàn tán, có người còn cho rằng ông bị khùng. Việc trồng giống nho ngoại của ông Duy là chuyện hoang đường, vì điều kiện tự nhiên ở Việt Nam khác xa Nhật Bản.

“Năm đó, tôi đặt mua cây giống bên Hàn Quốc gửi về với giá 500 nghìn đồng một cây, đắt gấp nhiều lần so với nho Ninh Thuận của Việt Nam. Cộng với những loại thuốc đặc trị cho cây nho, có giá vài triệu đồng/bịch, thật sự có đam mê, chịu được áp lực dư luận mới làm được”, ông Duy cho biết.

Qủa thực, đam mê không là chưa đủ.Vụ nho đầu do chưa có kinh nghiệm thực tế, cộng thêm thời tiết ở miền Tây mưa nhiều nên vườn nho của ông Duy gặp sự cố lớn, xuất hiện sâu ăn lá, cây bị bệnh phấn trắng, thán thư làm vườn nho hao hụt gần hết.

Thất bại không làm ông nản lòng mà càng quyết tâm chinh phục cho bằng được loài cây này. Nhận thấy yếu tố môi trường quyết định 70% quá trình sinh trưởng của cây nho, ông Duy chi thêm tiền để đầu tư thêm hệ thống nhà kính, lợp bạt nhập về từ nước ngoài với giá hơn 1 triệu đồng/m2. Cùng với đó là hệ thống phun tưới tự động và quạt hút ẩm trong vườn, càng khiến mọi người xung quanh khá bất ngờ.

Rút kinh nghiệm lần đầu, trước khi xuống giống, ông Duy rắc vôi bột lên đất và phơi đất trong thời gian 6 tháng để duyệt vi khuẩn, nấm bệnh. Mỗi cây lão nông Cần Thơ trồng cách nhau 3m, 6 tháng cắt nhánh tạo tán cho cây 1 lần.

“Cây nho từ ba năm tuổi trở lên, mỗi năm cho trái 2 vụ, tuổi thọ của nho mẫu đơn khoảng 10 năm, nông dân trồng nho vốn đầu tư ban đầu từ 300 triệu/1.000m2. Tuy nhiên, giá nho trái trên thị trường vài trăm nghìn đến cả triệu đồng/kg nên tôi cũng yên tâm, sẽ mau thu lại lợi nhuận”, ông Duy thổ lộ.

Ông Duy là người hiếm hoi sở hữu vườn nho mẫu đơn Nhật Bản rộng nhất tại Cần Thơ. Ảnh: Hồ Thảo.

Ông Duy là người hiếm hoi sở hữu vườn nho mẫu đơn Nhật Bản rộng nhất tại Cần Thơ. Ảnh: Hồ Thảo.

Lan tỏa cộng động

Hiện nay, vườn nho của ông Duy đang xanh tốt, chuẩn bị cho trái vụ hai. Lão nông cho biết, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho bà con nếu có ý định khởi nghiệp từ giống nho ngoại này.

Ông Nguyễn Văn Mui (hàng xóm ông Duy) chia sẻ: "Ông Duy là người đầu tiên trồng nho Nhật Bản thành công tại địa phương. Qua đó, ông Duy cũng là tấm gương sản xuất nông nghiệp giỏi cho chúng tôi học hỏi. Tết năm nay tôi sẽ sang nhà ông Duy, trước để chúc Tết, sau để tìm hiểu thêm về giống nho Nhật Bản để giới thiệu cho người bà con có ý định phát triển loại cây này".

Còn theo ông Duy thông tin, trong năm 2023, vườn nho mẫu đơn đầu tiên và rộng nhất tại Cần Thơ của ông sẽ chính thức mở cửa để đón khách vào tham quan. Qua đó, góp phần làm đa dạng sản phẩm nông nghiệp, cũng như phát triển du lịch tại địa phương, quảng bá hình ảnh TP Cần Thơ đến du khách gần xa.

Nho Mẫu đơn là một giống nho lưỡng bội, là kết quả của sự lai tạo giữa giống Akitsu-21 và  Hakunan (V. vinifera) do Viện Khoa học Cây ăn quả Quốc gia (NIFTS) Nhật Bản tạo ra vào năm 1988. Nó có quả mọng lớn, màu xanh vàng, kết cấu thịt, hương vị, nồng độ chất rắn hòa tan cao và độ axit thấp. Hiện nay, tại Việt Nam nông dân trồng loại nho này còn hạn chế do yếu tố tự nhiên cũng như chi phí đầu tư khá cao.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.