| Hotline: 0983.970.780

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế về tỉnh Gia Lai

Chủ Nhật 05/05/2024 , 20:53 (GMT+7)

Cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) đã đề nghị một số địa phương nộp hơn 57 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.

Người dân tham gia trồng rừng tại Gia Lai. Ảnh: Đăng Lâm.

Người dân tham gia trồng rừng tại Gia Lai. Ảnh: Đăng Lâm.

Ngày 5/5, Cục Lâm nghiệp đã có văn bản gửi các tỉnh: Bắc Giang, Bình Định, Thái Nguyên, Phú Thọ, Lạng Sơn và TP. Hà Nội về việc thực hiện nộp tiền, bố trí trồng rừng thay thế ở địa phương.

Trước đó, trên cơ sở đề nghị của Bộ NN-PTNT, Sở NN-PTNT Gia Lai đã thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán trồng rừng thay thế từ nguồn vốn Trung ương điều tiết với tổng diện tích hơn 430ha đất rừng phòng hộ. Địa điểm triển khai trồng rừng thuộc các Ban Quản lý rừng phòng hộ, Bắc Biển Hồ, Ia Ly, Nam Sông Ba, Mang Yang, Đông Bắc Chư Păh, Ia Meur, Nam Phú Nhơn và Chư Sê.

Trên cơ sở tài liệu, hồ sơ thiết kế và dự toán trồng rừng thay thế của tỉnh Gia Lai năm 2024, Cục Lâm nghiệp đề nghị UBND các tỉnh: Bắc Giang, Bình Định, Thái Nguyên, Phú Thọ, Lạng Sơn và TP. Hà Nội chỉ đạo, thông báo các chủ dự án thực hiện nộp tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh khi thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định.

Huyện Đăk Đoa (tỉnh Gia Lai) hỗ trợ cây giống cho người dân các xã thực hiện trồng rừng. Ảnh: Đăng Lâm.

Huyện Đăk Đoa (tỉnh Gia Lai) hỗ trợ cây giống cho người dân các xã thực hiện trồng rừng. Ảnh: Đăng Lâm.

Ngoài ra, Cục Lâm nghiệp cũng yêu cầu Sở NN-PTNT, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các tỉnh thực hiện chuyển tiền về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam để điều chuyển tiền trồng rừng thay thế về tỉnh Gia Lai, kịp thời trồng rừng.

Mặt khác, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam có trách nhiệm tham mưu thực hiện điều chuyển kinh phí trồng rừng thay thế của các tỉnh nộp về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Gia Lai để thực hiện trồng rừng thay thế. Đồng thời tổng hợp, theo dõi, đôn đốc các tỉnh nộp tiền theo đúng quy định.

Xem thêm
Người nuôi bò tự tin nhờ được hỗ trợ theo chiều sâu

Sóc Trăng đang phát triển chăn nuôi bò theo chiều sâu: cải tạo giống, quản lý đàn bài bản, ứng dụng cơ giới hóa... tăng hiệu quả kinh tế và giảm tác động môi trường.

Dựng lá chắn bệnh dại ở vùng biên: [Bài 2] Từ nghi ngại đến chủ động

LONG AN Từ né tránh, người dân Đức Huệ nay chủ động đón sinh viên thú y đến tiêm phòng vaccine, sự thay đổi này là nền tảng bền vững để chặn đứng bệnh dại từ gốc.

[Bài 2] Mận Phiêng Khoài giữ giá, giữ thương hiệu

Xã vùng biên Phiêng Khoài, nơi được coi là 'thủ phủ' mận hậu của huyện Yên Châu đã có những cách làm hay để giữ giá, giữ thương hiệu cho quả mận.

Gieo 'hạt vàng' trên vùng đá đen

ĐẮK NÔNG Trên vùng đá đen Krông Nô, người M’nông cần mẫn bứng đá, gieo xuống những 'hạt vàng'.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Ứng dụng công nghệ tự động, trại gà đứng vững trước dịch bệnh

BÌNH DƯƠNG Nhờ áp dụng công nghệ tự động, trại gà Lê Thảnh đã vươn lên thành mô hình điển hình không chỉ về năng suất mà còn là điểm sáng trong phòng chống dịch bệnh.

Việt Nam cần 'chớp thời cơ' bứt phá nuôi biển

Cạn kiệt cá biển toàn cầu mở ra cơ hội vàng để Việt Nam bứt phá, phát triển nghề nuôi biển công nghệ cao và xây dựng ngành thủy sản bền vững.

Bình luận mới nhất