| Hotline: 0983.970.780

Đề cao vai trò cộng đồng trong quản lý, phát triển rừng bền vững

Thứ Bảy 16/12/2023 , 07:56 (GMT+7)

Vai trò, trách nhiệm của cộng đồng giúp đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở Lai Châu.

Cán bộ kiểm lâm hướng dẫn người dân phát dọn thực bì. Ảnh: T.L.

Cán bộ kiểm lâm hướng dẫn người dân phát dọn thực bì. Ảnh: T.L.

Đẩy mạnh quản lý, bảo vệ rừng

Ông Nguyễn Trọng Lịch, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Lai Châu cho biết, Sở đã chỉ đạo, đề nghị UBND các huyện, thành phố tăng cường thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của UBND các cấp theo quy định tại Điều 102 Luật Lâm nghiệp năm 2017.

Theo đó đẩy mạnh thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quy hoạch rừng; phương án quản lý rừng bền vững; kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng; bảo vệ thực vật, động vật rừng; phòng chống cháy rừng; kiểm tra nguồn gốc lâm sản...

Đặc biệt là việc nâng cao trách nhiệm của cộng đồng, các thành viên tổ chuyên trách bảo vệ rừng thôn bản trong công tác tuần tra, bảo vệ rừng, làm cho người dân nhận thức, có tinh thần đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm.

Sở NN-PTNT Lai Châu cũng đề nghị UBND các huyện, thành phố tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để mỗi người dân, cộng đồng, tổ chức, doanh nghiệp, cán bộ, công chức viên chức và người lao động; chỉ đạo các lực lượng tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, các địa bàn giáp ranh trong công tác trao đổi thông tin, tổ chức tuần tra rừng, kiểm tra; 

Quyết liệt kiểm tra, rà soát các khu vực trọng điểm về phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật để ngăn chặn và có các biện pháp giải quyết kịp thời, hiệu quả; 

Quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản, cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp trên địa bàn.

Ngoài ra, nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng với việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, làm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hợp đồng khoán bảo vệ rừng giữa UBND cấp xã, Ban quản lý rừng phòng hộ với cộng đồng dân cư, nhất là khi có vi phạm xảy ra, gây thiệt hại về rừng, lâm sản để có biện pháp xử lý, nâng cao trách nhiệm của các bên đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng...

Bám rừng, bám dân để phát hiện vi phạm 

Cũng theo ông Nguyễn Trọng Lịch, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Lai Châu, Chi cục Kiểm lâm cần tiếp tục nâng cao chất lượng tham mưu, ban hành văn bản áp dụng, thực hiện, hướng dẫn thực hiện pháp luật đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng; chủ động rà soát, tham mưu đánh giá, đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, ban hành mới quy định liên quan đến công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng…

Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ công chức kiểm lâm, nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao;

Tăng cường công tác công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lâm nghiệp, đổi mới phương pháp tuyên truyền, lựa chọn nội dung phù hợp, làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền. Qua đó, mỗi người dân, cộng đồng, tổ chức, doanh nghiệp, cán bộ công chức viên chức và người lao động tiếp cận, nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác quản lý bảo vệ rừng…

Chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng, chuyên môn liên quan, chính quyền địa phương trong tham mưu, tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước và chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý bảo vệ và phát triển rừng; 

Đồng thời, kiểm lâm địa bàn thường xuyên kiểm tra, tuần tra rừng, bám rừng, bám dân, gắn bó với nhân dân, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Sở NN-PTNT Lai Châu cũng đề nghị UBND các huyện, thành phố nghiêm túc xem xét kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân buông lỏng, thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, để xảy ra tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật, không kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo quy định.

Xem thêm
Thịt lợn ế ẩm chưa từng có

QUẢNG NGÃI Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Quảng Ngãi, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Các tiểu thương bán thịt lợn cũng rơi vào cảnh ế ẩm chưa từng có.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Hàng trăm tàu cá bị kiểm tra, xử lý trên vịnh Bắc Bộ

HẢI PHÒNG Từ đầu năm 2025 đến nay, Chi cục Kiểm ngư Vùng I đã tuần tra 80 ngày trên biển, kiểm tra 187 tàu cá, xử lý hàng chục trường hợp vi phạm.

Bình luận mới nhất